Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI
1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con ngƣời
1.2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của nguồn lực con người trong
người trong sự nghiệp cách mạng
Từ những quan niệm của Hồ Chí Minh về nguồn lược con người chúng ta thấy nổi bật quan niệm về vai trò của nguồn lực con người. Hồ Chí Minh quan niệm về vai trò của nguồn lực con người rất toàn diện và bao quát. Dó đó khi bàn luận về vai trò của nguồn lực con người, Người đề cập đến nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Thứ nhất, Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của nguồn lực con người trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đánh giá cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh xem nguồn lực con người là động lực quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Nguồn lực con người và việc phát
huy nguồn lực con người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Theo Hồ Chí Minh, nói đến vai trò của nguồn lực con người trên phương diện cộng đồng dân tộc là nói đến vai trò sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì vẽ đó, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới, Người chủ trương lấy đoàn kết toàn dân để giải phóng dân tộc, làm cho nhân dân đồng thuận để xây dựng xã hội mới, lấy thống nhất thay vì đối đầu, loại trừ là đường lối và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Người nói: “chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng... giành tự do độc lập” [58, tr. 230]; “Từ đây đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải tranh đấu đến kỳ cùng để mưu tự do hạnh phúc cho dân tộc”[59, tr. 67]. Vai trò của nguồn lực con người thể hiện rõ ở sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh luôn tin tưởng nếu có sức mạnh cả nước một lòng cộng với sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới thì cuộc kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, kiến quốc nhất định thành công,“vì toàn dân đoàn kết ở trong, vì nhiều bạn đồng tình ở ngoài, cho nên chúng ta nhất định thắng lợi” [59, tr. 104]. Trong kháng chiến, có đồng chí hỏi rằng, sức mạnh của nhân dân Việt Nam là ở chỗ nào? Người trả lời: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở sự ủng hộ của nhân dân thế giới” [70, tr. 675]. Người cũng nhắc nhỡ chúng ta: “chúng ta phải tin tưởng rằng sức mạnh của nhân dân đoàn kết đấu tranh là một sức mạnh tất thắng, một sức mạnh vô địch” [65, tr. 305]. Tin tưởng vào tiềm năng, sức mạnh của con người, nguồn lực con người trước hết là sức mạnh đoàn kết
toàn dân, Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ quy tụ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, với tinh thần đoàn kết chân thành, lâu dài, chặt chẽ, dân tộc ta đã ghi dấu những thắng lợi vẻ vang.
- Thứ hai, Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của nguồn lực con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Đối với Hồ Chí Minh, nguồn lực con người không chỉ có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mà còn có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội vì nguồn lực con người là vốn quý, là động lực vĩ đại, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh từng nói: “dân là vốn quý nhất, có dân là có tất cả” nên trong mọi suy nghĩ và hành động phải bắt đầu từ con người, vì con người, cho con người và trở về với con người.
Ở Hồ Chí Minh, nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa. Vai trò của nguồn lực con người thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải “vài ba cá nhân anh hùng nào”; thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất: Lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội và sáng tạo các giá trị văn hóa, tinh thần. Hồ Chí Minh nói: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [60, tr. 241]. “Tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn phát triển” [62, tr. 203]; quần chúng còn là người sáng tác nữa (các giá trị văn hóa - tinh thần). Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất, mọi công việc đều ở nơi con người. Người nói: “công việc đổi
mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự ngiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã tới chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [60, tr. 698]. Hồ Chí Minh giải thích cơ sở khoa học cho vai trò đó xuất phát từ chỗ: “lực lượng dân chúng nhiều vô cùng … dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [60, tr. 295].
Trên cơ sở đánh giá cao vai trò của nguồn lực con người, Người tổng kết: “cán bộ là gốc của công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [60, tr. 240]; “Chúng ta phải biết quý trọng con người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội” [64, tr. 373], “Phải biết quý trọng sức người vì sức người là vốn quý nhất của ta” [65, tr. 313].
Chúng ta thấy, Hồ Chí Minh luôn luôn đặt nhân dân vào địa vị cao nhất, địa vị làm chủ trong những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng và xã hội: lợi ích, quyền hạn, công việc, trách nhiệm, chính quyền, đoàn thể (tức là Đảng), quyền hành và lực lượng đều nhằm vào mục tiêu: vì dân, của dân, do dân, ở nơi dân. Nó xác định vai trò của dân: Dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quyền lực; vừa có quyền làm chủ, vừa có trách nhiệm làm chủ. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, xây dựng đời sống mới, tiến lên xã hội chủ nghĩa đều phải dựa vào vốn con người, vào việc phát huy nguồn lực con người. Nếu khinh dân, coi thường việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người sẽ là một sai lầm rất to, rất có hại, có thể dẫn đến thất bại.
- Thứ ba, Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của nguồn lực con người ở góc độ vai trò của các giá trị Người - giá trị đạo đức: lòng yêu nước, yêu thương con người, nhân ái, khoan dung.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nói đến vai trò của con người, nguồn lực con người là nói đến vai trò của các giá trị người như: lòng yêu nước, lòng yêu thương con người, vị tha, khoan dung… Sức mạnh của con người không chỉ là sức mạnh của thể lực và trí lực mà còn là sức mạnh bên trong, sức mạnh của các yếu tố tinh thần, sức mạnh của đạo đức cách mạng.
Nói về sức mạnh của lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, trong thư gửi tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 16/2/1946, Người viết: “Từ năm 1941 đến năm 1945, chúng tôi đã chiến đấu gian khổ và duy trì được là nhờ chủ nghĩa yêu nước của đồng bào chúng tôi” [59, tr. 202]. Là một người yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vào sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước của dân tộc. Người từng nói: “Lòng yêu nước và tinh thần anh dũng của nhân dân Việt Nam làm cho chúng tôi vững tin ở thắng lợi cuối cùng” [62, tr. 313]. Yêu nước là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, dòng chảy xuyên suốt trong lịch sử dân tộc được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nó là cội nguồn làm nên sức mạnh tinh thần cho dân tộc giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Hồ chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực nào. Khẳng định chủ nghĩa yêu nước có sức mạnh và vai trò to lớn đối với cách mạng, Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [61, tr. 171].
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp vinh quang, song đầy khó khăn, gian khổ. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng ấy, việc phát huy phẩm chất (đức) và năng lực (tài) của mỗi con người đóng vai trò
quyết định. Đánh giá cao vai trò của đức và tài, song, Người không tách rời hai yếu tố này mà đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng, trong đó, đạo đức được coi là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [60, tr. 252]. Người so sánh: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [64, tr. 283].
Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì, muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở: Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng ta phải “là đạo đức, là văn minh” [65, tr. 5].
Nói đến vai trò của các giá trị Người - giá trị đạo đức, Hồ Chí Minh không chỉ đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước mà còn để cập đến sức mạnh của các giá trị: lòng yêu thương con người, sự khoan dung, độ lượng… Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm mới đi làm cách mạng. Theo Người, để phát huy nguồn lực con người đòi hỏi Đảng, Chính quyền, mỗi cá nhân phải có lòng thương yêu vô hạn, sự cảm thông, sự tin tưởng tuyết đối vào con người, ý chí đấu tranh để giải phóng con người. Đây chính là hạt nhân trung tâm, xuất phát điểm đồng thời là mục đích, lý tưởng sống, chiến đấu của Hồ Chí Minh. Vì có lòng yêu thương con người, người cách mạng mới chấp nhận gian khổ, hy sinh để mang lại hạnh phúc cho con người. Theo Hồ Chí Minh, nếu không có tình yêu thương đối với con người thì không thể nói đến cách mạng, không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tình yêu thương con người được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày vơi bạn bè, đồng chí, anh em…Đối với Người, tình yêu thương con người, lòng nhân ái, khoan dung có sức mạnh cảm hóa rất lớn đối với tất cả mọi người, những người lầm đường, lạc lối và cả những người trước đây đã từng chống chúng ta. Chính vì lẽ đó, Người luôn yêu cầu mọi người phải có lòng khoan dung đối với con người, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [70, tr. 510]. Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không dựa vào dân thì không thể làm được việc gì; sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là dựa trên sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân. Lòng tin của Hồ Chí Minh đối với con người, không chỉ ở chỗ thấy được vai trò sức mạnh của nhân dân trong con người, mà còn ở chỗ thấy được những khả năng tiềm ẩn trong con người, từ sự mong muốn được khai sáng, cảm hóa, hướng dẫn, chia sẻ với mỗi người vươn lên để hoàn thiện mình. Có thể nói, trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, tình thương yêu vô hạn, sự cảm thông, tin tưởng tuyết đối vào con người, quyết tâm phấn đấu giải phóng con người trở thành tiền đề đầu tiên để có thể phát huy năng lực của con người và huy động được nguồn lực con người.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, nguồn lực của mọi nguồn lực. Quan niệm ấy được Người kế thừa từ tư tưởng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” để rồi Người khái quát ở tầm chân lý: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Có nguồn lực nhân dân, có sức mạnh đoàn kết một lòng là điều kiện tiên quyết của cách mạng. Trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc cũng như trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta luôn thấy vai trò của nguồn lực con người được biểu hiện rõ nhất. Vai trò đó được thể hiện rõ trong quan niệm: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [60, tr. 241].
Mặt khác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta bắt gặp khái niệm “vốn”, “nguồn vốn” khi nói về nguồn lực con người. Hồ Chí Minh xem nguồn lực con người là nguồn vốn quý báu, cần được xây dựng, đào tạo và phát huy để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nói đến vai trò của nguồn lực con người, nhiều lần Người đã nêu quan điểm cho rằng con người là nguồn “vốn” quý nhất của chúng ta. Người yêu cầu: “chúng ta phải quý trọng con người, nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội. Chúng ta cần phải hết