Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI

2.1. Thực trạng phát huy nguồn lực con ngƣời ở thành phố Cần Thơ

2.1.3.1. Nguyên nhân của hạn chế

Để có thể đưa ra giải pháp nhằm phát huy được nguồn tiềm năng quan trọng và có trữ lượng vơ hạn của nguồn lực con người ở Cần Thơ chúng ta cần đi vào phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cũng như việc phát huy tiềm năng, sức mạnh của nguồn lực con người ở Cần Thơ trong đó cần đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Môi trường lao động chưa phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân để họ có thể phát huy cao độ nhất năng lực cống hiến cho xã hội. Mặc dù thành phố đã có rất nhiều cố gắng xây dựng một mơi trường thuận lợi cho việc phát huy tiềm năng trí tuệ người lao động nhưng giữa đòi hỏi thực tiễn và những nỗ lực chung vẫn còn khoảng cách khá xa. Các yếu tố vật chất và tinh thần với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo vẫn chưa được triển khai và áp dụng đầy đủ. Vì vậy, một vấn đề đặt ra trong sử dụng và phát huy nguồn lực con người là chúng ta cần phải tác động vào đâu và tác động như thế nào đến các yếu tố kinh tế, chính trị, tâm lý - xã hội... để khơi dậy và ni dưỡng tính tích cực, sáng tạo của người lao động? Câu hỏi lớn đó đã và vẫn đang tiếp tục địi hỏi, phải tìm kiếm lời giải đáp.

- Bên cạnh yếu tố môi trường khơng thuận lợi, cũng cần phải tính tới một yếu tố có ảnh hưởng đến động cơ, thái độ làm việc của người lao động, là ảnh hưởng của cơ chế bao cấp. Mặc dù cơ chế bao cấp đã được xóa bỏ từ lâu, song, tác phong làm việc thụ động, trung bình chủ nghĩa, ít tính tốn đến hiệu quả... vẫn cịn rơi rớt lại theo qn tính ở khơng ít người lao động. Chúng ta có thể xóa bỏ nhanh hơn các yếu tố tâm lý tiêu cực trên, đẩy nhanh việc hình thành các yếu tố tâm lý tích cực như năng động, sáng tạo, có ý thức kỷ luật cao, chú trọng hiệu quả làm việc.

- Trong xã hội nói chung, ở Cần Thơ nói riêng đang tồn tại một tâm lý khá phổ biến và nặng nề: coi đại học là con đường duy nhất tiến thân. Nhiều cha, mẹ học sinh muốn con mình học đại học chứ khơng muốn cho con mình học trung cấp hay học nghề vì nghĩ rằng học để “thốt ly lao động chân tay”. Từ gia đình đã dẫn đến tâm lý của học sinh, sinh viên: “học để làm quan” vì quan niệm “một người làm quan cả họ được nhờ”, hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chủ tich Hồ Chí Minh khi Người khẳng định: học để làm việc, học để làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Rõ ràng, một vấn đề bức xúc đặt ra trong tình hình hiện nay là, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; phải tạo ra luồng liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề, nhất là cần giáo dục tinh thần tự khởi nghiệp cho sinh viên ngay khi còn học ở nhà trường.

- Sự yếu kém về kinh tế, một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đạt 11,67% năm 2013, GDP bình quân đầu người tăng hơn 6 lần so với năm 2004 nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Thành phố Cần Thơ có điểm xuất phát thấp, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, vốn đầu tư phát triển còn thấp so với các thành phố khác trực thuộc Trung ương. Thành phố Cần Thơ được thành lập ngày 01-01-2004, sau hai lần chia tách vào năm 1992 và năm 2004, nguồn nhân lực có trình độ phải chia tách và ưu tiên nguồn nhân lực cho các tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Về chủ quan, thành phố chưa khai thác đúng mức tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là khai thác nguồn lực con người. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế còn chậm.

- Hệ thống đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo, phát triền nguồn lực con người chưa bám sát

nhu cầu thực tế của địa phương. Như đã nói ở trên, những năm qua cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở Cần Thơ tăng lên đáng kể nhưng chương trình đào tạo vẫn nặng về lý thuyết, thiếu rèn luyện kỹ năng như: giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ thuật, phân tích, sáng tạo, thiếu thực hành… Theo tổng kết từ trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố Cần Thơ, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng một số vị trí quản lý, điều hành với mức lương cao trên 10 triệu/tháng nhưng ít tuyển được vì vị trí cơng việc địi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, kỹ năng, thơng thạo cơng việc trong khi sinh viên đại học mới tốt nghiệp ra trường thì khơng đáp ứng được điều kiện trên. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn dến thực trạng nhiều doanh nghiệp ngồi nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ không tuyển dụng được nguồn lao động phù hợp với yêu cầu, thậm chí khi tuyển được phải tốn chi phí đào tạo lại.

- Chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài chưa thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao. Theo Nghị định 103 của chính phủ ngày 11/11/2014, về việc tăng lương tối thiểu cho người lao động. Cụ thể đối với lao động làm việc ở khu vực các quận thuộc thành phố, mức lương tối thiểu: 2.750.000 đồng, ở huyện: 2.400.000 đồng. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Với mức lương cơ bản theo quy định đã không thu hút được người lao động. Ngoài ra, người lao động ở Cần Thơ chưa quen chịu áp lực về doanh số trong khi các doanh nghiệp hiện nay lại áp dụng yêu cầu về doanh số đối với người lao động.

- Công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, tính năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành và một bộ phận cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của thành phố. Sự phối hợp với các bộ, ngành trung ương chưa thật sự tích cực, chặt chẽ trong triển khai thực hiện các chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)