Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 43 - 45)

2.2.3 .3Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề

2.3 Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank

2.3.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank và

sánh với một số ngân hàng khác

Bắt đầu từ năm 2005, sau khi HSBC chính thức gia nhập và trở thành cổ đông,

đối tác chiến lược của Techcombank, với sự tham gia điều hành của các lãnh đạo có

kinh nghiệm quản trị từ HSBC, Techcombank đã có nhiều chuyển biến về mặt cơ cấu. Ngay từ những ngày đầu, HSBC đã tham gia vạch ra các chiến lược dài hạn

nhằm xây nền móng vững chắc cho hoạt động của Techcombank, đó là hình thành nên khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro. Đồng thời, quy trình áp dụng Basel II, được nghiên cứu từ năm 2006, đã dần định hình các bước rõ rệt, và cũng đã đi vào áp dụng từ 2008. Tất cả các điều

này cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của Techcombank đã không ngừng được củng cố một cách đồng bộ và dần được nâng cấp cho phù hợp với các chuẩn mực quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở quan trọng để hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

Hiện nay, ở Việt Nam các ngân hàng cũng đang từng bước chuyển mình để

thích nghi với sự hội nhập quốc tế. Dễ dàng nhận thấy, hầu hết các ngân hàng hiện

hàng, thẩm định và phê duyệt theo khuyến nghị của Basel II. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cũng chưa thực sự phát triển. Ở một số ngân hàng quy mô nhỏ như NHTMCP Nam Việt,... thậm chí vẫn cịn tồn tại hình thức một nhân viên phụ trách tồn bộ các phần việc của quy trình tín dụng. Đối với các ngân hàng với quy mô lớn hơn như ngân hàng Quốc tế, NHTMCP Việt Nam Thịnh

Vượng,... hiện cũng đang từng bước xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý và quản trị rủi

ro tín dụng như Techcombank đã triển khai. Các ngân hàng ở tầm quy mô lớn hơn nữa, như NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTMCP

Á Châu...đang áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tập trung nhưng cũng chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu và vẫn đang từng bước hoàn thiện hơn. Điển hình như NHTMCP Cơng thương Việt Nam, 14/3/2012 vừa qua đã thực hiện ký kết hợp đồng

“Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cơ bản của VietinBank” với Công ty tư vấn Ernst & Young Singapore để nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng, tiến hành triển khai dự án xây

dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II. Đây là dự án dài hạn mang tính chiến lược, nhằm cải tổ tồn bộ hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, từ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đến xây dựng một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng theo

phương pháp tiếp cận nội bộ.

Như vậy, có thể thấy Techcombank đang là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng các quy chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

Techcombank thiết lập, duy trì hệ thống quản trị rủi ro tín dụng thơng qua thiết lập

các quy định, quy chế, quy trình, thủ tục để theo dõi, giám sát, cảnh báo, kiểm sốt

rủi ro tín dụng, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực trạng nguồn lực của ngân hàng; biến động của môi trường kinh doanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát

sinh nhưng vẫn luôn đảm bảo phát huy thế mạnh và sự hiểu biết của Techcombank

về loại hình rủi ro hơn các đối thủ cạnh tranh.

Techcombank thiết lập quy định rõ ràng về định hướng rủi ro tín dụng được chấp nhận, bao gồm: (i) nguyên tắc, đối tượng Techcombank có thể chấp nhận rủi

ro; (ii) lĩnh vực, ngành nghề, phạm vi (loại hình, thời hạn, lĩnh vực kinh doanh ...) mà Techcombank có thể/ khơng tham gia tài trợ; (iii) phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong quyết định tín dụng; (iv) Giới hạn tín dụng/ dự phòng mà Techcombank chấp nhận đối với lĩnh vực, ngành, khách hàng; (v) Trách nhiệm/phân cấp rõ ràng trong

việc thực thi chính sách, quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Techcombank (Tổng giám đốc, các cấp quản lý cao cấp). Hệ thống quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank được tìm hiểu cụ thể như dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)