Cải tiến việc tính tốn tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 82 - 84)

2.2.3 .3Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề

3.3 Các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank

3.3.9.1 Cải tiến việc tính tốn tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo Basel

Việc ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN và các thông

tư liên quan, quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tăng từ 8% lên 9% cùng với

quy định về vốn pháp định tối thiểu theo nghị định 141/2006-NĐ-CP 3.000 tỷ đồng

là một cơ sở để nâng cao tiềm lực tài chính của ngân hàng cho thấy việc ngân hàng

nhà nước đang quyết tâm điều hành hệ thống ngân hàng tiến gần với các chuẩn mực quốc tế Basel, trước mắt là Basel II, tiếp đến là Basel III. Tuy nhiên, thơng tư 13 bên cạnh những mặt tích cực đó, cịn thể hiện những bất cập.

Thứ nhất, liên quan đến việc tính hệ số an tồn vốn (CAR) thơng tư quy định như sau:

Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).

Vốn cấp 1+ vốn cấp 2

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =

Tổng tài sản “có” rủi ro

Như vậy, thơng tư 13 mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, Basel II còn

đề cập đến cả rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động khi tính tốn yêu cầu vốn tối

thiểu.

Thứ hai, thông tư cũng chưa đề cập đến nguyên tắc trụ cột 2 và trụ cột 3 của

Basel II liên quan đến công tác giám sát của cơ quan chủ quản và các nguyên tắc

chặng đường dài để tiến tới đáp ứng được các chuẩn mực của Bassel II, chứ chưa

nói đến việc tiếp cận được Basel III.

Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách về đảm bảo an tồn trong hoạt động

ngân hàng tại Việt Nam hơn nữa, cần tiếp tục nghiên cứu và có các văn bản chỉ dẫn cả việc lượng hóa được rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động để có thể đưa vào áp dụng tính tốn hệ số CAR theo Basel II khuyến nghị. Đồng thời, với mỗi quy định của ngân hàng nhà nước cần có lộ trình cụ thể và các biện pháp cưỡng chế nhất

định, để bắt buộc việc thực hiện của các ngân hàng thương mại.

3.3.9.2 Khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN từ năm 2005 về phân loại nợ và trích lập dự phịng. Qua đó các ngân hàng có thể phân loại nợ theo những tiêu chuẩn định tính và định lượng tại điều 6 hoặc các tiêu chuẩn định tính tại điều 7 của quyết định này. Tuy nhiên nếu như phân loại nợ theo điều 6 đã quy định rõ ràng về tuổi nợ cụ thể và các ngân hàng có thể dễ dàng áp dụng thì điểm hạn chế của điều 7 quyết định này là chưa có hướng dẫn cụ thể xây dựng như thế nào. Và vì thế, mặc dù thời hạn của quyết định là trong vòng 3 năm các NHTM phải hoàn thiện hệ

thống xếp hạng nội bộ, theo đó trích lập dự phịng theo điều 7, thì đến nay đã quá thời hạn nhưng hầu hết các NHTM vẫn còn đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng theo điều 6. Phân loại nợ theo điều 7 quy định một cách rất chung chung và gần như phó mặc việc đánh giá khoản vay cho bản thân các NHTM. Dễ dàng nhận thấy chính sự chung chung này không những làm cho các NHTM lúng túng trong thực hiện mà còn tạo điều kiện để các ngân hàng không thực hiện vì bản thân

các NHTM chưa sẵn sàng cho việc chấp nhận những tổn hại trước mắt từ việc phân

loại nợ này. Do đó, thay vì NHNN ra thời hạn để các NHTM tự hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và trình chính sách dự phịng rủi ro, thì NHNN cần chủ động xây dựng những hướng dẫn cho việc xếp hạng nội bộ để các NHTM phải đạt được làm

khách hàng của các NHTM được thống nhất, hoặc nhanh chóng ban hành quy định mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hướng tới việc xây dựng hệ thống phân loại nợ chuẩn đối với toàn hệ thống ngân hàng của NHNN là bước đi quan trọng tạo nền tảng cho việc ứng dụng phương pháp VaR để đo lường rủi ro của danh mục cho

vay. Đồng thời, NHNN cần có những biện pháp chế tài, để đảm bảo hoạt động xếp hạng và trích lập dự phịng rủi ro của NHTM nhanh chóng thực hiện theo điều 7, tiến tới việc trích lập dự phịng sát thực hơn với thực tế thay cho việc trích lập theo tuổi nợ như điều 6 hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)