1.2. Tác động của các nhân tố cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt
1.2.2.2. Một số bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các
trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại:
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế tại các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh, ít tập trung đã chứng minh cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động ngân hàng và là một
trong các biến nội sinh tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ: Theo Trương Quang Thông (2010), nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu năng hoạt động ngân hàng xuất hiện và phát triển chủ yếu ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một khung lý thuyết về tính hiệu năng của hệ thống ngân hàng (khả năng
đáp ứng các nhu cầu vay, ký thác cũng như hiệu quả phân bổ các nguồn lực) có gắn
kết với cấu trúc và cách thức tổ chức của nó. Những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành vào những năm 1930 và đã bùng nổ thật sự vào những năm 1960. Qua nghiên cứu thực nghiệm, các nhà nghiên cứu kinh tế Mỹ đã xác định tính hiệu năng của
ngân hàng là một hàm số của sự tập trung trên một thị trường. Gilbert (1984) đã phát triển hàm số hiệu năng hoạt động ngân hàng như sau:
P = f(S,B,D,C,X) (1.1) Với:
P: Hiệu năng hoạt động ngân hàng, thường được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân, lãi suất huy động bình quân, các hệ số lợi nhuận.
S: Cấu trúc thị trường, đo lường bằng chỉ số tập trung CR hoặc chỉ số H-H B: Các biến số khác về cấu trúc thị trường, thường là rào cản gia nhập thị trường. Có hai ý kiến đối nghịch nhau về rào cản gia nhập thị trường. Ý kiến thứ nhất, các cơ quan giám sát cho rằng cần hạn chế cạnh tranh quá mức, vì tự do gia nhập thị trường sẽ tác động không tốt đến lợi ích chung như duy trì thanh khoản,
quyền lợi của chủ nợ. Ý kiến thứ hai lại tán đồng dỡ bỏ các rào cản gia nhập thị trường để duy trì cạnh tranh.
D: Cầu của thị trường ngân hàng, thường được đo lường bằng kích cở của thị trường như tổng tài sản hoặc tổng ký thác. D cũng có thể được đo lường bằng tăng trưởng của thị trường; vì thị trường càng tăng trưởng thì càng lơi kéo nhiều đối thủ mới gia nhập.
C: Sự khác biệt về giá phí giữa các ngân hàng. C có thể được đo lường gián tiếp bằng qui mơ tổng tài sản hoặc chi phí trên nhân công, tỷ lệ tổng ký thác không kỳ hạn trên tổng ký thác.
X: Biến kiểm sóat, nói lên các tính chuyên biệt của một sản phẩm, như: lãi suất cho vay, lãi suất huy động, hình thức hoặc khối lượng hoặc kỳ hạn của ký thác, rủi ro danh mục (tổng cho vay/tổng tài sản); hệ số vốn/tổng tài sản (hệ số càng nhỏ thì ngân hàng càng rủi ro); hệ số dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Trung Quốc: Mối quan hệ tác động của
cấu trúc thị trường (S) đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (P) đã được
Chien-Shun Chen và Hui-Tzu Shih tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đối với hệ
Theo Trương Quang Thông (2010), do khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nên Chien-Shun Chen và Hui-Tzu Shih đã chia thời gian nghiên cứu thành hai quãng nhỏ là từ 1995-1997 và 1998-2001 để có thể đánh giá riêng biệt các tác động của cuộc khủng hoảng nếu có. Nghiên cứu của hai ơng đã sử dụng các biến như sau:
+ Hiệu năng hoạt động ngân hàng (P): Hai ông đã lựa chọn các chỉ số sau:
ROA, ROE, hệ số lợi nhuận rịng (Net Profit Ratio), Ký thác bình qn một nhân viên, Lợi nhuận bình quân một nhân viên.
+ Cấu trúc thị trường ngân hàng (S): Qui mô tổng tài sản ngân hàng (nhằm xem xét tính kinh tế của quy mô); Thị phần huy động vốn và thị phần cho vay (đây là những hoạt động chủ yếu của ngân hàng Trung Quốc; và theo lý thuyết, thị phần
huy động vốn của ngân hàng càng nhỏ thì chi phí huy động vốn càng cao và hiệu
quả hoạt động ngân hàng càng giảm; thị phần cho vay thấp phản ảnh chất lượng bán hàng yếu kém của ngân hàng); Hệ số tập trung CR và chỉ số H-H.
Kết quả kiểm nghiệm của hai ông cho thấy, với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và việc mở cửa thị trường tài chính của Trung Quốc, các mơ hình kinh doanh của ngành ngân hàng Trung Quốc cũng thay đổi. Đối với các ngân hàng
Trung Quốc, những sản phẩm truyền thống như huy động vốn và cho vay doanh nghiệp đã tăng trưởng mạnh do thị trường bành trướng sau cuộc khủng hỏang tài
chính châu Á, mức độ huy động vốn/nhân viên và lợi nhuận rịng/nhân viên gia
tăng. Thêm vào đó, do qui mơ của ngân hàng gia tăng, các ngân hàng Trung Quốc
đã bắt đầu lưu tâm nhiều hơn vào dịch vụ khách hàng, làm cho số nhân lực ngân
hàng cũng gia tăng theo. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng nhân viên khơng kéo theo sự gia tăng của tính chuyên nghiệp. Khơng có sự cải thiện đáng kể nào đối với lĩnh vực kinh doanh ngoài các sản phẩm truyền thống là huy động vốn và cho vay.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam: Năm 2010, PGS. TS Trương
Quang Thông đã công bố ứng dụng mơ hình S-C-P vào nghiên cứu hiệu năng hoạt
động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (T/P HCM) trong
phạm vi thời gian từ năm 1999 đến 2009. Mơ hình nghiên cứu được Ơng chọn có dạng như sau:
P = f(S,C,X,…) (1.2) Trong đó:
P là hiệu năng hoạt động ngân hàng, được đo bằng tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản - ROA
S là các biến cấu trúc thị trường ngân hàng. C là các biến hành vi (chính sách)
X là biến số kiểm sốt
S,C,X được đo lường thơng qua tập hợp các biến như: (i) Thị phần cho vay, (ii) Thị phần huy động vốn, (iii) Thị phần tài sản, (iv) Tỷ lệ nợ xấu, (v) Dự trữ thanh khoản/Tổng tài sản, (vi) Tiền gửi không kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn, (vii) Cho vay/Huy động, (viii) Cơ cấu thu nhập lãi/Tổng thu nhập, (ix) Cho vay trung và dài hạn/Tổng cho vay, (x) Cho vay bằng ngoại tệ/Tổng cho vay, (xi) Tài sản có ngoại tệ/Tổng tài sản và (xii) Tài sản nợ ngoại tệ/Tổng nguồn vốn.
Kết quả phân tích đã xác định được các nhân tố cấu trúc thị trường tác động vào ROA và sự khác biệt về hiệu năng của các loại hình ngân hàng khác nhau theo bảng tóm tắt sau (Bảng 1.1):
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp mơ hình tác động vào ROA của 4 nhóm NHTM trên địa bàn T/P HCM qua nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn 1999-2009
Biến STT
Kí hiệu Tên biến
Chiều tác động
I Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN)
Mơ hình tác động: P = f(Z8,Z10, Z11,Z15, Z19)
1 Z8 Dự trữ thanh khoản/Tổng tài sản -
2 Z10 Tiền gửi khơng kỳ hạn/Tiền gửi có kỳ hạn +
3 Z11 Cho vay/Huy động -
4 Z15 Cho vay bằng ngoại tệ/Tổng cho vay + 5 Z19 Tài sản có ngoại tệ/Tổng tài sản -
Biến STT
Kí hiệu Tên biến
Chiều tác động
II Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
Mơ hình tác động: P = f( X4,X12,X14, X19)
1 X4 Thị phần tài sản -
2 X12 Cơ cấu thu nhập lãi/Tổng thu nhập -
3 X14 Cho vay trung dài hạn/Tổng cho vay + 4 X19 Tài sản có ngoại tệ/Tổng tài sản -
III Nhóm ngân hàng liên doanh (NHLD) Mơ hình tác động: P = f(A2,A8,A11,A18,A19)
1 A2 Thị phần huy động vốn +
2 A8 Dự trữ thanh khoản/Tổng tài sản -
3 A11 Cho vay/Huy động -
4 A18 Tài sản nợ ngoại tệ/Tổng nguồn vốn + 5 A19 Tài sản có ngoại tệ/Tổng tài sản +
IV Nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngồi
Chưa thể hiện mối quan hệ hình thành quy luật cụ thể