Mức độ tập trung của thị trường ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại kiên giang (Trang 47)

2.1. Cấu trúc thị trường và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mạ

2.1.1.2.3. Mức độ tập trung của thị trường ngân hàng

Giai đoạn 2005-2010, thể chế hoạt động ngân hàng được hoàn thiện theo yêu

cầu phát triển và hội nhập, các NHTM trong nước tích cực đổi mới mơ hình tổ chức và tái cấu trúc tài chính, tái cơ cấu tài sản có để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thị trường điều tiết mạnh mẽ các nguồn lực, hoạt động ngân hàng trở nên sôi động và

giảm dần mức độ tập trung vào các NHTMNN. Trên cơ sở số liệu khả dụng của 31 NHTM có quy mơ lớn, nhóm tư vấn TAC đã tính tốn chỉ số H-H năm 2005 của hệ thống NHTMVN về thị phần huy động vốn và thị phần cho vay. Kết quả cho thấy

mức độ tập trung của thị trường khá cao, các chỉ số tương ứng là 0,16 và 0,19.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng số liệu báo cáo thường niên của 5 NHTMNN và 25/35 NHTMCP để tính tốn chỉ số H-H của hệ thống NHTMVN. Kết quả cho thấy mức độ tập trung của thị trường về huy động tiền gửi và cho vay

của hệ thống NHTMVN thời kỳ 2005-2009 đã giảm rõ rệt (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Chỉ số tập trung thị phần huy động vốn và cho vay 2005-2009 Thị phần huy động vốn Thị phần cho vay Chỉ số

2005 2006 2007 2008 2009 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ số H-H 0,16 0,14 0,12 0,12 0,09 0,18 0,16 0,13 0,12 0,11

Nguồn: Tác giả tính tốn trên cơ sở số liệu báo cáo thường niên của 30 NHTM.

2.1.1.3. Xu hướng mở rộng hoạt động về mặt địa lý của các NHTM:

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trước áp lực hội nhập kinh tế thế giới khi gia nhập WTO, các NHTMVN đã đẩy mạnh cải cách tổ chức, cơ cấu lại tài

chính, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới cơng nghệ, mở rộng thị trường nội địa. Cùng với chính sách thơng thống về điều kiện mở chi nhánh, phòng giao dịch

NHTM (theo qui định của NHNNVN: từ 16/6/2005 đến 29/5/2008, mức vốn điều lệ

để mở chi nhánh NHTM tại các tỉnh là 20 tỷ đồng; sau ngày 29/5/2008 là 50 tỷ

đồng) đã thúc đẩy các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, số lượng chi nhánh

Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTMCP Sài Gịn thương tín (Sacombank) đã nhanh chóng mở chi nhánh tại hầu hêt các tỉnh, thành phố trong nước.

2.1.2. Cấu trúc thị trường ngân hàng tại Kiên Giang thời kỳ 2005 -2010:

2.1.2.1. Số lượng ngân hàng thương mại:

- Hệ thống NHTM tỉnh Kiên Giang được hình thành năm 1990 cùng với sự

ra đời của hệ thống NHTMVN khi Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và

Cơng ty tài chính có hiệu lực. Hình thức tổ chức ban đầu dưới dạng chi nhánh của NHTMNN, gồm: 4 chi nhánh cấp tỉnh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), BIDV, Vietinbank (mỗi ngân hàng 1 chi nhánh) và 11 chi nhánh huyện của Agribank; hoạt

động ngân hàng chủ yếu là huy động tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh

toán. Với cơ cấu tổ chức hệ thống như vậy, hoạt động ngân hàng vẫn mang tính chất

độc quyền nhà nước. Năm 1994, NHTMCP đầu tiên được thành lập, hoạt động trên địa bàn - NHTMCP nông thôn Tân Hiệp; và năm 1995 có thêm 2 NHTMCP được

cấp giấy phép hoạt động: NHTMCP nông thôn Sông Kiên và NHTMCP nông thôn Kiên Long. Tuy nhiên, các NHTMCP được phép hoạt động trên địa bàn đều là

NHTMCP nông thôn (NHTM đơn nhất, hoạt động trong phạm vi tỉnh), quy mô hoạt

động nhỏ bé, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thị phần tiền gửi và huy động, tính độc

quyền nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng trên địa bàn chưa được cải

thiện; hoạt động ngân hàng vẫn tập trung vào sản phẩm truyền thống.

Năm 2001, thực hiện Đề án sắp xếp lại cơ cấu hệ thống NHTMVN, các

NHTMCP phải nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động; một số

NHTMCP yếu kém phải sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể. Năm 2003, NHTMCP nông thôn Tân Hiệp đã phải sáp nhập vào NHTMCP Đông Á và trở thành chi nhánh NHTMCP Đông Á tại Kiên Giang; NHTMCP nông thôn Sông Kiên (sau này đổi

tên là NHTMCP Nam Việt) và NHTMCP nông thôn Kiên Long đã tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tổ chức và mạng lưới, thực hiện chuyển đổi mơ hình từ

nhánh, có phạm vi hoạt động trên cả nước vào năm 2006 và 2007. Trong giai đoạn này, một số NHTMCP có trụ sở chính tại T/P HCM, thành phố Hà Nội thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh. Từ năm 2002-2010, có 15

NHTMCP mở chi nhánh hoặc phịng giao dịch tại Kiên Giang. Bên cạnh đó, các

NHTMNN mở thêm một số chi nhánh cấp 2 để nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp

ứng nhu cầu cộng đồng, kinh tế địa phương; số lượng chi nhánh NHTM tăng lên

đáng kể, đặc biệt là trong thời kỳ 2005 -2010 (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Số lượng chi nhánh NHTM tại Kiên Giang thời kỳ 1990-2010

Năm 1990 1994 1995 2002 2005 2006 2007 2008 2009 2010 - NHTMNN 15 15 15 23 28 27 23 23 23 23 + Chi nhánh cấp 1 4 4 4 5 5 5 5 7 7 7 + Chi nhánh cấp 2 11 11 11 18 23 22 18 16 16 16 - NHTMCP 0 1 3 4 4 4 8 10 13 15 Tổng số chi nhánh 15 16 18 27 32 31 31 33 36 38

Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Kiên Giang.

2.1.2.2. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu:

Đặc trưng KT-XH quyết định sản phẩm trên thị trường ngân hàng tại Kiên

Giang chủ yếu là sản phẩm truyền thống: cho vay, huy động tiền gửi, dịch vụ thanh tốn. Mặc dù các NHTM đã tích cực ứng dụng công nghệ mới, sẵn sàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (e banking), đầu tư tài chính, các hình thức cấp tín dụng ngồi cho vay…nhưng doanh số cịn rất khiêm tốn và tăng trưởng rất chậm, mang lại thu nhập không đáng kể; thu nhập từ lãi cho vay luôn chiếm trên 90% tổng thu nhập của phần lớn các chi nhánh NHTM trên địa bàn, thu nhập ngoài lãi chủ yếu là từ doanh thu dịch vụ thanh toán (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Diễn biến chỉ tiêu Thu nhập từ lãi/tổng thu nhập của NHTM tại Kiên Giang thời kỳ 2005-2010

50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 NHTM NHTMNN NHTMCP lớn NHTMCP nhỏ và vừa 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2.1.2.3. Quy mô và thị phần:

Thời kỳ 2005-2010, nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động ngân hàng

nói riêng tiếp tục đổi mới, chủ động hội nhập và phát triển trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ và tài chính thế giới có nhiều diễn biến bất lợi: lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn

cầu, nguy cơ lạm phát, thâm hụt cán cân thanh tốn, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng… Để kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong từng thời kỳ một cách chủ động, linh hoạt. Trong đó, chính sách tín dụng được thực hiện nhất quán: ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là các lĩnh vực có lợi thế phát triển của tỉnh Kiên Giang; vì vậy,

hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có cơ hội phát triển nhanh và đa dạng. Tổng tài sản có tăng bình qn 27,5%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình qn 27%/năm, huy động tiền gửi tăng bình quân 37,5%/năm. Đến ngày 31/12/2010,

tổng tài sản có của các chi nhánh NHTM trên địa bàn đạt 19.924 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay 18.163 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,81%; vốn huy động tiền gửi 11.109 tỷ

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng ngân hàng tỉnh Kiên Giang 2005-2010 5,915 6,710 9,159 11,682 15,638 19,924 5,507 6,084 8,338 10,626 14,461 18,163 1,964 2,600 4,408 6,169 8,016 11,109 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 Năm Tỷ đồng

Tổng tài sản Tổng dư nợ cho vay Tổng huy động tiền gửi

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bên cạnh đó, các chi nhánh NHTM đã triển khai ứng dụng công nghệ mới

vào hoạt động, nâng cao chất lượng và doanh số cung ứng dịch vụ thanh toán.

Trong 6 năm qua (2005-2010), các NHTM đã lắp đặt 126 máy ATM và thiết lập

241 máy POS, phát hành mới 235.148 thẻ ATM, doanh số thanh tốn tăng bình qn 34,25%/năm, đạt doanh số 273.901 tỷ đồng vào năm 2010, trong đó doanh số thanh tốn thẻ chiếm 1,86%. Bảng 2.6 dưới đây cung cấp cho chúng ta một số thông tin tổng quát về tình hình phát triển thị trường ngân hàng tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 -2010.

Bảng 2.6: Tình hình phát triển thị trường ngân hàng tại Kiên Giang thời kỳ 2005 -2010

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ số 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nhóm chỉ số dung lượng thị trường tín dụng ngân hàng

Tổng tài sản 5.915 6.710 9.159 11.682 15.638 19.924 Tổng tài sản /GDP (%) 36,43 35,59 39,97 37,13 42.99 45.19 Tổng số dư tiền gửi 1.964 2.600 4.408 6.169 8.016 11.109 Tổng số dư tiền gửi/GDP (%) 13,94 13,79 19,23 19,20 21,92 25,22

Chỉ số 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhóm chỉ số dung lượng thị trường tín dụng ngân hàng

Tổng dư nợ cho vay 5.507 6.084 8.338 10.626 14.461 18.163 Tổng dư nợ cho vay/GDP(%) 33,91 32,26 36,37 33,87 39,53 41,22 Dư nợ cho vay ngoài khu vực

nhà nước 4.176 5.257 7.866 9.754 12.821 15.713

Dư nợ cho vay ngoài khu vực

nhà nước/GDP (%) 28,79 27,87 34,31 31,09 35,05 35,65

Nhóm chỉ số tiếp cận bán lẻ

Số lượng tài khoản 20.274 50.232 73.081 121.073 196.655 265.041

Số lượng cơ sở giao dịch 68 80 87 101 105 114

Số lượng máy ATM 16 36 55 85 110 126

Điểm thanh toán thẻ (POS) 0 12 31 112 196 241

Nhóm chỉ số đánh giá mức độ tập trung của thị trường (chỉ số H – H )

Thị phần huy động tiền gửi

(%) 0,20 0,18 0,16 0,13 0,11 0,06 Thị phần dư nợ cho vay (%) 0,23 0,24 0,20 0,17 0,14 0,13

Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính tốn trên cơ sở số liệu Báo cáo tổng kết hàng năm (2005-2010) của NHNN chi nhánh Kiên Giang.

Số liệu bảng 2.6 cho chúng ta thấy tốc độ phát triển của thị trường dịch vụ

ngân hàng tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005-2010 khá nhanh. Trong thời kỳ này, tổng tài sản của các NHTM tăng gấp 3,37 lần so đầu kỳ, huy động tiền gửi tăng gấp 4,9 lần và tỷ lệ huy động tiền gửi so với GDP ngày càng tăng, dư nợ cho vay tăng gấp 3,3 lần, số lượng tài khoản giao dịch tăng gấp 13 lần, số lượng cơ sở giao dịch tăng gần 2 lần và có sự thâm nhập thị trường ngày càng sâu của các NHTMCP. Sự xuất hiện và tăng nhanh số lượng chi nhánh NHTMCP trên địa bàn đã điều chỉnh thị

phần huy động tiền gửi, thị phần cho vay và các dịch vụ khác theo hướng giảm thị phần của khối NHTMNN, tăng thị phần khối NHTMCP. Chỉ trong 5 năm, tổng tài sản có và dư nợ cho vay của NHTMCP trên địa bàn tăng gần 10 lần, huy động tiền gửi tăng gần 12 lần; thị phần huy động tiền gửi tăng từ 18% lên 49%; thị phần dư nợ cho vay tăng từ 9% lên 36%. Các NHTMNN mặc dù tốc độ tăng trưởng tài sản,

“chia sẽ” rất nhiều cơ hội phát triển cho các NHTMCP, thị phần tiền gửi của NHTMNN đã giảm từ 82% xuống 51%, thị phần cho vay giảm từ 91% xuống 64% (Biểu đồ 2.3, Biểu đồ 2.4 và các phụ lục: 01, 02, 03)

Thị phần huy động tiền gửi năm 2005

NHTMCP lớn 5% NHTMCP nhỏ và vừa 13% NHTMNN 82% NHTMNN NHTMCP lớn NHTMCP nhỏ và vừa

Thị phần huy động tiền gửi năm 2010

NHTMCP nhỏ và vừa 18% NHTMCP lớn 31% NHTMNN 51% NHTMNN NHTMCP lớn NHTMCP nhỏ và vừa

Biểu đồ 2.3: Thị phần huy động tiền gửi của NHTM tại Kiên Giang

Thị phần cho vay năm 2005

NHTMNN 91% NHTMCP nhỏ và vừa 6% NHTMCP lớn 3% NHTMNN NHTMCP lớn NHTMCP nhỏ và vừa

T hị phần cho vay năm 2010 NHTMNN 64% NHTMCP lớn 18% NHTMCP nhỏ và vừa 18% NHTMNN NHTMCP lớn NHTMCP nhỏ và vừa

Biểu đồ 2.4: Thị phần dư nợ cho vay của NHTM tại Kiên Giang

Từ những số liệu phản ảnh tình hình tổng qt trên, chúng ta có thể nhận diện

được một số thay đổi trong cấu trúc thị trường ngân hàng: sự gia tăng số lượng

người mua (khách hàng), người bán (ngân hàng), khối lượng giao dịch, phát triển sản phẩm…. và dung lượng thị trường ngân hàng tỉnh Kiên Giang vẫn có khả năng tiếp tục mở rộng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại chỗ còn hạn chế, chưa đáp

ứng được nhu cầu hoạt động (năm 2010 chỉ tài trợ 55,82% tổng tài sản có) và chủ

yếu là huy động ngắn hạn (thường chiếm trên 90% và năm 2010 là 93%), dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay (thường chiếm trên 30%,

năm 2010 là 36%). Bảng 2.7 sẽ cung cấp cho chúng ta đầy đủ thông tin hơn về cấu trúc thị trường ngân hàng tại Kiên Giang thời kỳ 2005-2010.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu chủ yếu tình hình hoạt động NHTM tại Kiên Giang thời kỳ 2005-2010.

Đơn vị tỷ đồng,%

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng tài sản có 5.915 6.710 9.159 11.682 15.638 19.924 Trong đó: tài sản ngoại tệ 126 277 832 844 1.284 1.534

Dự trữ thanh khoản 241 291 414 409 471 893

Đầu tư tài chính 28 22 16 9 7 0

Dư nợ tín dụng 5.507 6.084 8.338 10.626 14.461 18.163

Trong đó:

+ Cho vay bằng ngoại tệ 0 225 759 633 637 1.120

+ Cho vay trung, dài hạn 2.114 2.174 3.051 3.187 4.024 5.222

+ Nợ xấu (%) 4,55 3,31 1,74 2,99 0,91 0,81

Tổng tài sản nợ 5.915 6.710 9.159 11.682 15.638 19.924

Trong đó: tài sản ngoại tệ 99 245 823 737 1.080 1.323

Huy động tiền gửi 1.964 2.600 4.408 6.169 8.016 11.109

Trong đó:

+ Huy động bằng ngoại tệ 99 171 464 723 1.078 1.322 + Huy động trung dài hạn 788 943 1.410 944 1.150 779

Vốn điều hòa hệ thống 3.235 3.168 3.292 4.311 6.547 7.014

Vốn vay các TCTD khác 40 74 107 205 272 518

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính tốn trên cơ sở số liệu báo cáo kế toán của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. .

2.1.3. Hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại Kiên Giang thời kỳ

2005-2010:

Cùng với sự tăng trưởng nhanh qui mô tài sản, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi và doanh số dịch vụ thanh toán, các chỉ số tài chính của các chi nhánh NHTM tại Kiên Giang được cải thiện đáng kể, nhất là đối với khối NHTMCP. Với dung lượng thị trường còn khá lớn nên sự gia tăng số lượng NHTM chưa thật sự tác

mà cịn có xu hướng mở rộng trong năm 2009 và 2010. Bên cạnh đó, các chỉ số

năng suất lao động, mức ký thác/nhân viên tăng gấp 2 -2,7 lần so năm 2005. Cùng với các nhân tố cấu trúc thị trường, các yếu tố trên có thể đã tác động đến hiệu quả

hoạt động NHTM tại Kiên Giang trong giai đoạn 2005-2010 (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kết quả tài chính của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005-2010.

Đơn vị tỷ đồng,%

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Thu nhập từ lãi 723 843 1.033 1.716 2.124 2.917

Thu nhập ngoài lãi 14 21 73 83 143 163

Chênh lệch thu nhập và chi phí 88 95 208 148 318 350

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

(ROA) 1,4877 1,5050 2,5080 1,4203 2,3280 1,9684

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 3,2460 3,2638 2,9698 2,5167 5,2245 4,0755 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

(NM) -2,4176 -2,9359 -2,7841 -2,0202 -1,9632 -1,8018

Chênh lệch lãi suất bình quân 3.10 3.65 3.02 3.38 6.04 4.98 Số lượng lao động bình quân 1.023 1.145 1.431 1.659 1.861 2.040 Lương bình quân nhân viên/tháng 0,0029 0,0036 0,0045 0,0058 0,0050 0,0072 Mức ký thác bình quân/nhân viên 1,92 2,27 3,08 3,72 4,31 5,45 Tỷ số năng suất lao động/tháng 0,06 0,06 0,06 0,09 0,10 0,13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các nhân tố cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại kiên giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)