2.6 Các nhân tố công bằng thuế
2.6.5 Lợi ích cá nhân
Nhân tố này đề cập đến số thuế phải nộp của cá nhân nói chung và khi so sánh với ngƣời khác là quá cao. Lợi ích cá nhân giả định rằng cá nhân tối đa hóa sự hữu dụng kỳ vọng của họ bằng cách kê khai thu nhập cân bằng giữa lợi nhuận của việc trốn thuế thành công và hậu quả của việc bị phát hiện (Roth, Scholz và Witten, 1989)
Hite và Robert (1992) sử dụng 10 thay đổi cải cách thuế đặc trƣng để giải thích sự tƣơng quan giữa lợi ích cá nhân và cơng bằng. Kết quả cho thấy có mối tƣơng quan giữa cơng bằng và lợi ích cá nhân trong trƣờng hợp cải cách thuế và thay đổi thuế. McGowan (2000) đề cập đến nhiều nghiên cứu tìm thấy lợi ích cá nhân (định nghĩa nhƣ là lợi ích cá nhân trực tiếp) có tác động đáng kể đến thái độ của ngƣời nộp thuế. Lợi ích cá nhân khơng cơng bằng nhƣng nó tác động đến thái độ của ngƣời nộp thuế. Christensen và cộng sự (1994) tìm thấy mối tƣơng quan giữa lợi ích cá nhân và gian lận thuế, nghĩa là không tuân thủ. Nếu một cá nhân tin rằng hệ thống thuế khơng cơng bằng, thì họ nghĩ đến việc khơng tn thủ hoặc làm mọi cách để tránh thuế.
Lý thuyết lợi ích cá nhân về kinh tế của Allingham và Sandmo (1972) chỉ xem xét thu nhập cá nhân nghĩa là ngƣời nộp thuế thỏa hiệp nộp một số tiền thuế nào đó và hi vọng hành động phát hiện sẽ bù đắp lợi nhuận mà ngƣời nộp thuế
có đƣợc qua việc trốn thuế. Điểm quan trọng nhất để suy nghĩ là ngƣời nộp thuế đánh giá hệ thống thuế về nhân tố lợi ích cá nhân có lợi đối với họ bao nhiêu. Nếu họ thấy hệ thống thuế có lợi cho họ, họ sẽ tuân thủ, nghĩa là họ tìm kiếm sự cơng bằng trong hệ thống thuế.