Cấu trúc thuế suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 27 - 28)

2.6 Các nhân tố công bằng thuế

2.6.4 Cấu trúc thuế suất

Nhân tố này đề cập đến cấu trúc thuế suất đƣợc ƣa thích hơn (thuế lũy tiến hay thuế tỷ lệ). Thuế suất tỷ lệ là một mức thuế suất áp dụng cho tất cả mọi ngƣời, bất kể thu nhập. Thuế suất lũy tiến cũng là loại thuế suất tỷ lệ, nhƣng có đặc điểm là thuế suất tăng dần lên khi thu nhập tăng lên. Thuế suất lũy tiến đƣợc chia thành lũy tiến từng phần và lũy tiến toàn phần. Thuế suất lũy tiến từng phần bao gồm một hệ thống thuế suất tăng dần lên theo từng phần tăng lên của cơ sở đánh thuế, trong khi thuế suất lũy tiến toàn phần là thuế suất tăng theo toàn bộ khi thu nhập tăng lên.

Trong các yếu tố cấu thành luật thuế, thuế suất có vị trí quan trọng nhất. Nó thể hiện chính sách động viên thu nhập của Nhà nƣớc đối với các chủ thể trong xã hội, thể hiện các lợi ích kinh tế cũng nhƣ quan điểm, đƣờng lối phát triển kinh tế của Nhà nƣớc. Do đó, việc thiết kế thuế suất cần phải mang tính khoa học, sát với tình hình thu nhập và khả năng đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở đó vừa đảm bảo cho Nhà nƣớc có đƣợc nguồn thu hợp lý, vừa phát huy đƣợc vai trị của thuế suất trong việc khuyến khích sản xuất, tiêu dùng, và đảm bảo công bằng trong phân phối.

Sự công bằng của thuế suất lũy tiến đƣợc xem xét từ ít nhất ba quan điểm. Thứ nhất, đó là niềm tin rằng ngƣời nộp thuế có thu nhập cao hơn nên có nghĩa vụ thuế cao hơn ngƣời nộp thuế có thu nhập thấp hơn, các yếu tố khác không thay đổi. Thứ hai, có sự ảnh hƣởng của thuế suất đến nghĩa vụ thuế của một ngƣời nào đó khi thu nhập của họ tăng hay giảm. Thứ ba, đó là quan điểm của cá nhân so với ngƣời khác.

Hite và Roberts (1991) và Roberts và Hite (1994) thảo luận về thuế suất ƣa thích cho rằng sự gia tăng trong tỷ lệ này sẽ làm tăng sự tuân thủ. Kết quả của

Kinsey và Grasmick (1993) thì khác, nghĩa là thuế suất lũy tiến bị chỉ trích là không công bằng và là nguy cơ cho các trƣờng hợp của gian lận thuế tƣơng lai. Các nhân tố nhƣ là cấu trúc thuế lũy tiến so với thuế tỷ lệ là các biến quan trọng cho hành vi tuân thủ. Điều này ám chỉ rằng có sự khác biệt trong thuế suất. Theo Reckers và cộng sự (1994) tuyên bố rằng cấu trúc thuế lũy tiến từ từ sẽ thúc đẩy sự tuân thủ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)