Kết luận của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 60 - 62)

Mục đích chính của nghiên cứu là khám phá những nhân tố cơng bằng thuế liệu có dự đoán hành vi tuân thủ thuế của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam hay khơng. Mục đích khác là để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu mà cuối cùng là để đƣa ra mơ hình lý thuyết.

Kết quả nghiên cứu gồm hai phần chính, kết quả về đo lƣờng và kết quả về mơ hình lý thuyết.

5.2.1 Kết quả đo lƣờng

Có hai khái niệm nghiên cứu ở dạng tiềm ẩn, trong đó 1 khái niệm đơn hƣớng. Khái niệm đơn hƣớng là sự tuân thủ thuế. Khái niệm đa hƣớng là công bằng thuế, bao gồm năm thành phần: (1) công bằng chung/phân phối gánh nặng thuế, (2) trao đổi với chính phủ, (3) điều khoản đặc biệt, (4) cấu trúc thuế suất và (5) lợi ích cá nhân. Kết quả đánh giá thang đo các khái niệm trên thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA đã loại bỏ thang đo cấu trúc thuế, thang đo lợi ích cá nhân, thang đo trao đổi với chính phủ do có hệ số Cronbach alpha thấp (< 0.6) và loại 2 biến 6 và 7 của thang đo công bằng chung do có hệ số tƣơng quan biến-tổng thấp (< 0.3). Các thang đo còn lại đều đạt độ tin cậy, phƣơng sai trích, tính đơn hƣớng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả này cho chúng ta một số hàm ý sau.

Một là, một cách tổng quát, các kết quả về đo lƣờng trong nghiên cứu này cho thấy các thang đo đƣợc xây dựng và kiểm định trên thị trƣờng quốc tế có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại thị trƣờng Việt Nam thông qua điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của thị trƣờng.

Hai là, đối với ngƣời nộp thuế ở Việt Nam, công bằng thuế đƣợc đo lƣờng bằng hai khái niệm: công bằng chung và các điều khoản đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy bằng chứng là các khái niệm và chủ đề về công bằng thuế là không phổ biến đối với ngƣời nộp thuế cũng nhƣ cơng chúng. Do đó, họ lý giải theo sự hiểu biết của họ mà bỏ qua các khái niệm thực. Kết quả các đo lƣờng trong đề tài này, về mặt nghiên cứu, góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo điều chỉnh, bổ sung và sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. Về mặt thực tiễn, các thang đo này góp phần giúp các nhà làm chính sách thuế từng bƣớc bổ sung vào thang đo đánh giá sự tuân thủ của ngƣời nộp thuế ở Việt Nam.

5.2.2 Kết quả về mơ hình lý thuyết

Kết quả hồi quy cho thấy mơ hình lý thuyết đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu thị trƣờng và giả thiết về mối quan hệ của các khái niệm trong mơ hình lý thuyết đƣợc chấp nhận. Kết quả này cũng cho chúng ta một số hàm ý về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn.

Về mặt lý thuyết, chƣa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa công bằng thuế đến sự tuân thủ thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy công bằng chung và các điều khoản đặc biệt có ảnh hƣởng đến sự tuân thủ. Cả hai yếu tố giải thích đƣợc 11% phƣơng sai của sự tuân thủ. Kết quả này cho thấy, sự tuân thủ cịn đƣợc giải thích bởi những biến độc lập khác. Kết quả này cũng góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục khám phá các yếu tố khác có tác động đến sự tuân thủ thuế.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu này cho thấy có mối liên hệ giữa công bằng thuế và sự tuân thủ thuế, đặc biệt chú trọng đến nhân tố công bằng chung hay công bằng trong phân phối gánh nặng thuế. Kết quả này đóng góp cho cơ quan thuế hoặc các nhà hoạch định chính sách thuế thay đổi một số chính sách để tăng cảm nhận cơng bằng thuế. Chính phủ khơng thể hồn thành tốt trách nhiệm của mình nếu khơng nhận đƣợc sự hợp tác của ngƣời dân. Xây dựng một nhận thức tích cực về hệ thống thuế sẽ tăng sự tuân thủ một cách tự nhiên và ngăn chặn sự khai báo thuế thấp và thái độ gian lận thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của công bằng thuế đến sự tuân thủ của người nộp thuế thu nhập cá nhân ở việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)