CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Các biến nghiên cứu
2.1.1.1 Biến đại diện cho tính cách nhà quản lý
Nghiên cứu tác động của hành vi nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc
vốn tác giả sử dụng các biến đại diện cho hành vi của nhà quản lý gồm có 4 biến là khẩu vị rủi ro (Risk tolerance), sự lạc quan (Optimism), sự chinh phục (Sesation seeking) và tính bất định (Intolerance to Ambiguity).
Khẩu vị rủi ro (Risk tolerance) đo lường mức độ ưa thích rủi ro của nhà
quản lý đối với việc quyết định nguồn tài trợ được sử dụng để tài trợ cho các dự án
đầu tư. Khẩu vị rủi ro thể hiện sự sai lệch trong việc đánh giá rủi ro của nhà quản
lý đối với hoạt động trong tương lai của công ty so với nhận định của TTCK. Nhà quản lý càng ưa thích rủi ro thì mức sai lệch này càng lớn và ngược lại. Rủi ro
trong hoạt động của công ty được thể hiện dưới ba khía cạnh gồm rủi ro từ các
quyết định đầu tư vào các dự án khác nhau (Investment Risk), rủi ro từ các hoạt động đầu cơ, sự kỳ vọng vào một giá trị thu được lớn hơn giá trị chắc chắn hiện tại
(Speculative Risk) và cuối cùng rủi ro xuất hiện do sự tin tưởng vào những trải nghiệm được đúc kết thành những kinh nghiệm của những người thân quen, của
bản thân hay sự tự thỏa mãn cho chính mình (Risk Comfort & Experience).
Khi lựa chọn biến này trong mơ hình nghiên cứu, tác giả cũng kỳ vọng rằng những nhà quản lý ưa thích rủi ro thích sử dụng địn bẩy tài chính hơn, thích phát hành nợ hơn vốn cổ phần để tài trợ cho những dự án mới.
Sự lạc quan (Optimism) là một trong những tính cách quan trọng, ảnh hưởng
rất lớn tới cuộc sống của một cá nhân đặc biệt là đối với lĩnh vực thể chất và tâm lý. Một nghiên cứu của Scheier và các đồng nghiệp (1989) được thực hiện qua việc theo dõi một nhóm những người đàn ơng phải trải qua cuộc phẫu thuận động mạch vành. Kết quả, những người đàn ơng lạc quan có thể hồi phục lại cuộc sống của họ tốt hơn những người đàn ông bi quan khác trong vòng sáu tháng. Một kết quả
Klock (1992) là tỷ lệ những người phụ nữ lạc quan thực hiện hoạt động thụ tinh
trong ống nghiệm thất bại ít hơn những người phụ nữ bi quan. Như vậy những
người lạc quan ln có xu hướng suy nghĩ tích cực về những sự kiện tương lai sẽ xảy ra đối với họ và do đó làm cho cuộc sống của họ có khả năng trở lên tốt hơn. Trái lại, những người bi quan lại nhìn về tương lai với một tâm trạng lo lắng, buồn rầu và tự làm cho cuộc sống trở lên mệt mỏi, căng thẳng hơn. Trong một bài viết về những tính cách thành cơng của một doanh nhân được viết bởi Cheryl
Mathynssens đã chỉ phân tích rằng lạc quan là một trong những tính cách đầu tiền cần có của một nhà quản lý thành cơng. Chính tính cách này sẽ dẫn dắt anh ta tìm ra những phương thức biến mọi thứ xung quanh trở lên tốt hơn vì vậy thành cơng sẽ đến một cách nhanh chóng hơn. Thơng tin đăng tải gần đây trên trang báo điện tử vnexpress.net cho thấy rằng Việt Nam là một nước đứng đầu về niềm tin lạc
quan vào triển vọng nền kinh tế trong năm 2011. Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trên 63.000 người đến từ 53 quốc gia, do tổ chức nghiên cứu thị trường BVA và Hiệp hội quốc tế Gallup phối hợp thực hiện, trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12/2010.
Cũng giống các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này, nhà quản lý lạc quan là những người tin tưởng vào sự tăng trưởng của công ty trong tương lai cao hơn mức trung bình nên họ tin rằng TTCK định giá thấp giá trị cơng ty của họ, do
đó việc phát hành nợ thì sẽ bớt tốn kém chi phí hơn phát hành cổ phiếu. Sự thiên
lệch về nhận thức này nhỏ hay lớn phụ thuộc vào mức độ lạc quan của nhà quản lý. Khi lựa chọn biến này trong mơ hình nghiên cứu, tác giả cũng kỳ vọng rằng những nhà quản lý quá lạc quan thích sử dụng địn bẩy tài chính hơn, thích phát
hành nợ hơn vốn cổ phần để tài trợ cho những dự án mới.
Sự chinh phục (Sesation seeking) là việc tìm kiếm những trải nghiệm, trạng
thái mới mẻ, khác với truyền thống. Nó được xem xét dưới những biểu hiện khác nhau là (1) - tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo (experience seeking); (2) - tìm kiếm những cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm (thrill and adventure seeking); (3)
- sự nổi loạn (disinhibiting) và (4) - sự nhàm chán (boredom susceptibility). Nói một cách khác sự chinh phục thể hiện mức độ tự tin của nhà quản lý vào chính bản thân mình. Khi nhà quản lý tự tin thì họ cũng sẽ đánh giá thấp khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của công ty trong tương lai hơn sự đánh giá của
TTCK. Mức độ đánh giá sai lệch này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ ưa thích
sự chinh phục của nhà quản lý.
Khi lựa chọn biến này trong mơ hình nghiên cứu, tác giả cũng kỳ vọng rằng những nhà quản lý ưa thích sự chinh phục thì thích sử dụng địn bẩy tài chính hơn, thích phát hành nợ hơn vốn cổ phần để tài trợ cho những dự án mới.
Tính bất định (Intolerance to Ambiguity) là khi những nhà quản lý e sợ
những sự kiện, tình huống sẽ xảy ra trong tương lai nhưng khơng thể dự đốn trước
được. Khác với rủi ro, tính bất định hay khơng chắc chắn khơng thể tính được xác
suất cho những rủi ro có thể xảy ra. Tính bất định có thể được biểu hiện qua ba tình huống cơ bản là tính mới (novelty), sự phức tạp (complexity) và sự khó khăn (insolubility) của một sự kiện hay tình huống mới. Nói cách khác, những người e ngại sự bất định là những người đánh giá cao rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của công ty so với nhận định của TTCK. Khi nhà quản lý càng e ngại sự bất định
thì họ càng có xu hướng lựa chọn nguồn tài trợ ngược với nhà quản lý ưa thích rủi ro, hay nói cách khác họ sẽ lựa chọn việc phát hành vốn cổ phần để tránh phải đối diện với tình trạng kiệt quệ về tài chính cũng như ảnh hưởng tới danh tiếng, công
việc của họ trong tương lai hơn.
Khi lựa chọn biến này trong mơ hình nghiên cứu, tác giả cũng kỳ vọng rằng những nhà quản lý e ngại sự bất định thì sử dụng địn bẩy tài chính với tỷ lệ thấp hơn và họ thích phát hành vốn cổ phần hơn nợ để tài trợ cho những dự án mới.