Cấu trúc bảng hỏi & Thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động hành vi nhà quản lý đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 40)

CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Dữ liệu

2.2.3 Cấu trúc bảng hỏi & Thang đo

2.2.3.1 Cấu trúc bảng hỏi

Vấn đề khó khăn khi xây dựng bảng hỏi là đưa ra những câu trả lời phù hợp

để cá nhân bắt buộc phải chọn một trong số đáp án để trả lời những câu hỏi được

khảo sát. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các câu hỏi phản ảnh hành vi nhà quản lý (sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định) đã được xây dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học trên thế giới và cũng đã được sử

dụng bởi các nhà kinh tế như Graham, Campbell, Puri (2010); Berg (2011). Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được tập trung vào các yếu tố liên quan tới cấu trúc

vốn, hành vi nhà quản lý và các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định cấu trúc

vốn. Phiếu khảo sát được chia làm ba phần. Phần thứ nhất (Phần A) là những câu hỏi liên quan tới đặc điểm của nhà quản lý như sự lạc quan, khẩu vị rủi ro, sự chinh phục và tính bất định. Phần thứ hai (Phần B) là các câu hỏi về thơng tin tài chính, bao gồm những câu hỏi về tỷ số nợ và các nguồn tài trợ được sử dụng. Phần cuối cùng (Phần C) là những câu hỏi thu thập thông tin chung liên quan tới các yếu tố hỗ trợ, bổ sung cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, gồm các câu hỏi liên

quan tới ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô công ty, yếu tố xuất khẩu, giới

tính, tuổi, trình độ học vấn và chức vụ của nhà quản lý.

Sau khi chọn lọc và hiệu chỉnh câu hỏi dựa trên các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tác giả tiến hành phát phiếu thử cho 30 người được trả lời ngẫu nhiên

để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng hỏi qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của

những người được khảo sát để hồn thiện bảng hỏi và tiến hành phát chính thức.

2.2.3.2 Thang đo liên quan tới hành vi nhà quản lý

Khẩu vị rủi ro (Risk Tolerance): Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để

xây dựng thang đo về khẩu vị rủi ro của mỗi cá nhân. Khởi đầu từ thang đo của

Babbie (1993) với 100 câu hỏi ban đầu, sau khi trải qua nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa một thang đo với độ tin cậy cao, hợp lý và dễ dàng sử dụng cho người dùng, Grable và Lytton (1999) đã phát triển và rút gọn

thang đo và tập trung vào 3 khía cạnh chính có khả năng xảy ra rủi ro cho mỗi cá nhân. Các câu hỏi 4, 7 và 8 đo lường mức độ chấp nhận rủi ro có thể phát sinh từ các quyết định đầu tư (Investment Risk). Các câu hỏi 1, 5 và 6 đo lường mức độ

chấp nhận rủi ro từ sự kỳ vọng giá trị thu được trong tương lai (Speculative Risk) và các câu còn lại 2, 3 và 9 được sử dụng để đo lường mức độ chấp nhận rủi ro từ sự trải nghiệm của bản thân và những người quen biết (Risk Comfort & Experience). Người trả lời phiếu khảo sát sẽ phải lựa chọn một trong nhiều phương án trả lời được liệt kê sẵn. Có 6 câu hỏi với 4 lựa chọn trả lời khác nhau, 1 câu hỏi với 3 lựa chọn trả lời khác nhau và 2 câu hỏi còn lại với hai lựa chọn trả lời. Điểm

số được tính cho các phương án trả lời được sắp xếp theo trình tự từ 1 tới 4 tương

ứng với các lựa chọn “a”, “b”, “c” và “d”. Tuy nhiên, đối với các câu hỏi có 2

phương án trả lời thì lựa chọn “b” được tính là 3 điểm. Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A1) của Bảng khảo sát.

Sự lạc quan (Optimism): Để đo lường sự lạc quan tác giả sử dụng phép đo

lường thông qua thang đo Revised Life Orientation Test ( viết tắt LOT-R) được

xây dựng bởi các nhà tâm lý Scheier và Carver (1985). Thang đo này đã từng được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học bởi Scheier, Carver và Bridges (1995) và được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế bởi tác giả Graham và các đồng sự (2009) và Berg (2011). Thang đo bao gồm 6 câu hỏi khác nhau để người trả lời có thể biểu hiện

mức độ lạc quan của mình đối với các sự kiện quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A2)

của Bảng khảo sát.

Tác giả sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của nhà quản lý

đối với mỗi tình huống (câu hỏi) được đưa ra. Nó được chia thành 5 mức, từ “hồn

tồn khơng đồng ý”, “khơng đồng ý”, “khơng có ý kiến”, “đồng ý” và “hoàn toàn

đồng ý” tương ứng với thang điểm được cho từ “1” tới “5”. Tuy nhiên, các câu hỏi đánh số thứ tự là 2, 4 và 5 là những câu hỏi có cách tính điểm ngược lại. Người trả

lời được yêu cầu lựa chọn thái độ đồng tình của mình đối với mỗi câu hỏi ở các

mức khác nhau để chỉ ra mức độ lạc quan. Nếu người trả lời có mức điểm trung bình cho các câu trả lời từ 3 trở lên là những người lạc quan (Graham và các đồng sự, 2009; Berg, 2011).

Tính bất định (Intolerance to Ambiguity): Tác giả sử dụng thang đo là bài

kiểm tra tâm lý được xây dựng và phát triển bởi Budner (1992). Thang đo này gồm 9 câu hỏi tập trung cho ba tình huống cơ bản và cũng đã được sử dụng trong việc phân tích tài chính hành vi bởi tác giả Berg (2011). Các câu hỏi 1, 3 và 8 xem xét mức độ đồng ý của người trả lời đối với những vấn đề mang tính khó khăn trong

có chấp nhận các tình huống, sự kiện mang tính mới mẻ, chưa từng gặp qua. Phần câu hỏi còn lại đặt người trả lời ở việc xem xét các sự việc trong hoàn cảnh phức

tạp. Bằng việc sử dụng thang đo Likert, tác giả tiếp tục chia thang đo thành 5 mức

độ khác nhau từ “hồn tồn khơng đồng ý”, “không đồng ý”, “khơng có ý kiến”,

“đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” tương ứng với thang điểm được cho từ “1” tới

“5”. Trong 9 câu hỏi của thang đo thì các câu hỏi 2, 4, 8 và 9 có cách tính điểm

ngược lại so với các câu hỏi còn lại. Sau khi tổng hợp số điểm của mỗi người trả

lời, ai có số điểm từ 2,88 trở lên chứng tỏ người đó e ngại sự bất định càng nhiều

(Budner, 1962). Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A3) của Bảng khảo sát.

Sự chinh phục (Sensation Seeking): Để đo lường mức độ ưa thích sự chinh

phục của một cá nhân, Zuckerman, Eysenck (1978) đã xây dựng một thang đo gồm 40 câu hỏi dành cho những người được khảo sát. Sau khi trải qua nhiều nỗ lực

trong việc phát triển thang đo của nhiều nhà tâm lý, cuối cùng tác giả Hoyle và các

đồng sự (2002) đã thành công trong việc điều chỉnh và rút gọn thang đo sự chinh

phục xuống còn 8 câu hỏi. Bộ câu hỏi được chia thành 4 phần, phần thứ nhất gồm câu số 1 và số 5 thể hiện mức độ chấp nhận của người trả lời trong việc tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, độc đáo (experience seeking). Phần thứ hai gồm câu số

2 và số 6 thể hiện việc tìm kiếm những cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm (thrill and adventure seeking). Phần tiếp theo gồm câu 3 và 7 thể hiện sự nổi loạn (disinhibiting) và 2 câu còn lại thể hiện sự nhàm chán (boredom susceptibility). Tác giả tiếp tục sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ chấp nhận mỗi tình

huống ở mỗi câu hỏi theo các mức độ tăng dần từ “hoàn tồn khơng đồng ý”,

“khơng đồng ý”, “khơng có ý kiến”, “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” tương ứng

với thang điểm được cho từ “1” tới “5”. Thang đo này cũng được sử dụng trong bài nghiên cứu của Berg (2011). Kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Berg là

các nhà quản lý đều là những người ưa thích sự chinh phục, có đến 87% số người trả lời có số điểm trên 2,5. Nội dung câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục, Phần A (chi tiết A4) của Bảng khảo sát.

2.2.3.3 Thang đo liên quan tới quyết định cấu trúc vốn

Để thu thập thông tin liên quan tới tình hình tài chính của cơng ty tác giả sử

dụng các câu hỏi sắp xếp theo trình tự để tối ưu hóa kết quả nhận được từ người trả lời nhằm làm sáng tỏ chủ đề nghiên cứu. Các câu hỏi tập trung vào việc sử dụng

địn bẩy tài chính, các nguồn tài trợ được sử dụng (Phụ lục, Phần B của bảng khảo

sát, câu hỏi B1, B2).

Đối với các câu hỏi liên quan tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tác giả lựa

chọn tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này được xác định dựa vào giá trị sổ sách của công ty. Có 6 phương án trả lời được đưa ra được sắp xếp theo trình tự từ <= 20% đến >100%.

Đối với các câu hỏi liên quan tới các nguồn tài trợ: Trong các điều kiện khác

nhau tài chính khác nhau thì nhà quản lý sẽ ưa thích các nguồn tài trợ như thế nào trong việc tài trợ cho các dự án mới. Điều kiện tình trạng tài chính của cơng ty được xem xét gồm: cơng ty có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao; hoặc cơng ty có khả năng

tăng vốn từ các khoản trái phiếu chuyển đổi; hoặc cơng ty thích gia tăng vốn chủ sở hữu hơn. Mặt khác, tác giả đề cập tới 6 nguồn tài trợ khác nhau là lợi nhuận giữ lại, vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phần mới. Để xác định mức độ ưa thích của mỗi nguồn tài trợ dựa vào các điều kiện tài chính khác nhau tác giả sử dụng

thang đo Likert. Thang đo chia mức độ ưa thích thành 5 mức độ khác nhau từ

“hồn tồn khơng đồng ý”, “khơng đồng ý”, “khơng có ý kiến”, “đồng ý” tới

“hoàn toàn đồng ý” tương ứng với điểm số từ “1” đến “5”.

2.2.3.4 Thang đo liên quan tới các biến hỗ trợ thông tin của nhà quản lý

Giới tính được hoạt động giống như một biến giả, giới tính bằng 1 trong

trường hợp người trả lời là nam và bằng 0 trong trường hợp người trả lời là nữ. Độ tuổi của nhà quản lý là một câu hỏi mở nhưng được chia thành 5 nhóm, gồm: <=

30 tuổi, từ trên 30 đến 40 tuổi, từ trên 40 đến 50 tuổi, từ trên 50 đến 60 tuổi và lớn hơn 60 tuổi. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn được chia thành 4 nhóm,

gồm Tiến sỹ, Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng và trình độ khác. Cuối cùng, chức vụ của người trả lời được chia thành 3 nhóm, gồm quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và chức vụ khác (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C7, C8, C9 và C10).

2.2.3.5 Thang đo liên quan tới các biến hỗ trợ thông tin của công ty

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: Đây là một câu hỏi mở dành cho người trả lời, tuy nhiên tác giả chia thành 6 nhóm ngành khác nhau dựa theo Quyết định số 10/2007/QĐ –TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo quy định này, 6 nhóm ngành kinh tế bao gồm: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khống; cơng nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng

khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; (2) Xây dựng;

(3) Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác; (4) Vận tải kho bãi; (5) Dịch vụ ăn uống và (6) Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác. (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C4).

Quy mơ cơng ty: Nhìn chung, yếu tố đo lường quy mô của một công ty trong thời kỳ hoạt động là doanh thu hoặc tổng giá trị tài sản trên sổ sách báo cáo. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường quy mô công ty thông qua giá trị tổng tài sản

(tổng nguồn vốn) của nó căn cứ tạm thời theo Nghị định số 56/2009/NĐ – CP ban hành ngày 30/06/2009 (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C5). Theo nghị

định này, người trả lời có thể lựa chọn quy mơ của cơng ty mình dựa vào ngành

nghề hoạt động theo các thông tin chi tiết như sau:

Ngành nghề Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn I. Thương mại và dịch vụ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Trên 50 tỷ đồng II. Các ngành khác 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Trên 100 tỷ đồng

Xuất khẩu: Biến xuất khẩu được hoạt động giống như một biến giả, nếu

cơng ty có hoạt động xuất khẩu thì biến này được tính là 1 và là 0 trong trường hợp cơng ty khơng có hoạt động xuất khẩu (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C6).

2.2.4 Tỷ lệ người trả lời

Số lượng bảng khảo sát được phát ra là 500, số lượng bảng khảo sát nhận về là 358, chiếm tỷ lệ 71,6%. Tuy nhiên số lượng bảng khảo sát nhận được trả lời đầy

đủ các câu hỏi và đáp ứng đủ điều kiện trong nội dung nghiên cứu là 98, chiếm tỷ

lệ 27,4% trong đó có 22 người trả lời thuộc nhóm 1, 28 người thuộc nhóm 2, 35

người thuộc nhóm 3 và 13 người thuộc nhóm 4. Tỷ lệ này là khá cao so với các nghiên cứu của các tác giả trước cũng nghiên cứu về lĩnh vực này (Graham và

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong bài bao gồm phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Khi trình bày các phương pháp này, tác giả cũng đã giới thiệu về các biến phụ thuộc cũng như các biến độc

lập được sử dụng trong mơ hình. Các biến phụ thuộc bao gồm địn bẩy tài chính và sáu nguồn tài trợ được sử dụng tại công ty. Các biến độc lập được chia thành ba

nhóm, nhóm thứ nhất là đặc điểm của nhà quản lý gồm khẩu vị rủi ro, sự lạc quan, sự chinh phục và tính bất định. Nhóm thứ hai gồm các biến liên quan tới cơng ty

như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, quy mô và yếu tố xuất khẩu. Nhóm cuối cùng là các biến phản ánh thông tin về nhà quản lý gồm giới tính, tuổi, chức vụ và trình độ học vấn. Bên cạnh việc trình bày mục đích của các phương pháp nghiên

cứu được sử dụng, trong chương này tác giả cũng mô tả cách thức thu thập số liệu,

đối tượng khảo sát, cấu trúc bảng khảo sát và các thang đo được sử dụng trong việc đo lường hành vi của nhà quản lý đối với quyết định cấu trúc vốn.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Phân tích thống kê mô tả 3.1.1.1 Đặc điểm của nhà quản lý 3.1.1.1 Đặc điểm của nhà quản lý

Đầu tiên, Hình 3.1 chỉ ra quy luật phân phối của biến khẩu vị rủi ro với giá

trị trung bình là 2,57 và độ lệch chuẩn được ghi nhận là 0,864. Với độ lệch chuẩn như vậy thì mức độ phân tán của người trả lời là tương đối rộng. Điều này được thể hiện điểm số về sự lạc quan thống kê được dao động từ 1,17 tới 4,67. Nhìn vào

Hình 3.1 ta thấy, trong 98 người được khảo sát thì có 34 người trả lời là thích rủi ro, chiếm 35% (điểm số lớn hơn hoặc bằng 2,82), 38 người trả lời là sợ rủi ro, chiếm 39% (điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 2,32), 26 người trả lời là bàng quan với rủi ro, chiếm 26% (điểm số trung bình ± 0,25 điểm).

Tiếp theo, Hình 3.2 đưa ra kết quả thống kê của biến sự lạc quan với giá trị trung bình 2,9 và độ lệch chuẩn khá rộng là 1,08, chứng tỏ mức độ điểm số của

người trả lời phân tán khá rộng so với giá trị trung bình. Có 49 người trả lời là quá lạc quan (đánh giá cao tốc độ tăng trưởng của dòng thu nhập), chiếm 50% (điểm số lớn hơn hoặc bằng 3,15), 37 người trả lời là bi quan (đánh giá thấp tốc độ tăng

trưởng của dòng thu nhập), chiếm 38% (điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 2,65) và 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động hành vi nhà quản lý đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)