CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Dữ liệu
2.2.3.5 Thang đo liên quan tới các biến hỗ trợ thông tin của công ty
Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: Đây là một câu hỏi mở dành cho người trả lời, tuy nhiên tác giả chia thành 6 nhóm ngành khác nhau dựa theo Quyết định số 10/2007/QĐ –TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo quy định này, 6 nhóm ngành kinh tế bao gồm: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; khai khống; cơng nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng
khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; (2) Xây dựng;
(3) Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác; (4) Vận tải kho bãi; (5) Dịch vụ ăn uống và (6) Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác. (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C4).
Quy mơ cơng ty: Nhìn chung, yếu tố đo lường quy mô của một công ty trong thời kỳ hoạt động là doanh thu hoặc tổng giá trị tài sản trên sổ sách báo cáo. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường quy mô công ty thông qua giá trị tổng tài sản
(tổng nguồn vốn) của nó căn cứ tạm thời theo Nghị định số 56/2009/NĐ – CP ban hành ngày 30/06/2009 (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C5). Theo nghị
định này, người trả lời có thể lựa chọn quy mơ của cơng ty mình dựa vào ngành
nghề hoạt động theo các thông tin chi tiết như sau:
Ngành nghề Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn I. Thương mại và dịch vụ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Trên 50 tỷ đồng II. Các ngành khác 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Trên 100 tỷ đồng
Xuất khẩu: Biến xuất khẩu được hoạt động giống như một biến giả, nếu
cơng ty có hoạt động xuất khẩu thì biến này được tính là 1 và là 0 trong trường hợp cơng ty khơng có hoạt động xuất khẩu (Phụ lục, Phần C của bảng khảo sát, câu hỏi C6).