CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Dữ liệu
2.2.3.3 Thang đo liên quan tới quyết định cấu trúc vốn
Để thu thập thơng tin liên quan tới tình hình tài chính của cơng ty tác giả sử
dụng các câu hỏi sắp xếp theo trình tự để tối ưu hóa kết quả nhận được từ người trả lời nhằm làm sáng tỏ chủ đề nghiên cứu. Các câu hỏi tập trung vào việc sử dụng
địn bẩy tài chính, các nguồn tài trợ được sử dụng (Phụ lục, Phần B của bảng khảo
sát, câu hỏi B1, B2).
Đối với các câu hỏi liên quan tới việc sử dụng địn bẩy tài chính, tác giả lựa
chọn tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này được xác định dựa vào giá trị sổ sách của cơng ty. Có 6 phương án trả lời được đưa ra được sắp xếp theo trình tự từ <= 20% đến >100%.
Đối với các câu hỏi liên quan tới các nguồn tài trợ: Trong các điều kiện khác
nhau tài chính khác nhau thì nhà quản lý sẽ ưa thích các nguồn tài trợ như thế nào trong việc tài trợ cho các dự án mới. Điều kiện tình trạng tài chính của công ty được xem xét gồm: cơng ty có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao; hoặc cơng ty có khả năng
tăng vốn từ các khoản trái phiếu chuyển đổi; hoặc cơng ty thích gia tăng vốn chủ sở hữu hơn. Mặt khác, tác giả đề cập tới 6 nguồn tài trợ khác nhau là lợi nhuận giữ lại, vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phần mới. Để xác định mức độ ưa thích của mỗi nguồn tài trợ dựa vào các điều kiện tài chính khác nhau tác giả sử dụng
thang đo Likert. Thang đo chia mức độ ưa thích thành 5 mức độ khác nhau từ
“hồn tồn khơng đồng ý”, “không đồng ý”, “khơng có ý kiến”, “đồng ý” tới
“hoàn toàn đồng ý” tương ứng với điểm số từ “1” đến “5”.