6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
3.4.6. Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế
Sau hàng loạt những kiểm định, ta thấy mơ hình sau khi điều chỉnh là một mơ hình tương đối hồn hảo.
^
i
Y = βˆ1 + βˆ2EXPOi + βˆ3DSERGDPi + βˆ4DEBGDPi (3.12)
^
i
Y = 0.09337 + 0.271756*EXPOi +(-3.845316*DSERGDPi) +0.001356*DEBGDPi
Dùng mơ hình đã điều chỉnh để đánh giá tác động của các biến Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (EXPOi), Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực (DSERGDPi), Quy mơ nợ nước ngồi đối với GDP thực (DEBGDPi) đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2009 (Y):
Với βˆ2EXPOi = 0.271756, ta nhận thấy rằng dấu của βˆ2EXPOi phản ánh tác
động đồng biến của tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực càng tăng, và ngược lại. Và một lượng thay đổi tăng (giảm) của tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu đối trên GDP thực của Việt Nam là 27.1756%, tức tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu tăng (hay giảm) 1% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam tăng (hay giảm) 1 lượng là 27,1756% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Tương tự, với βˆ3DSERGDPi = -3.845316, ta nhận thấy rằng dấu của
3
ˆ
β DSERGDPi phản ánh tác động nghịch biến của tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam. Vì vậy, khi tỷ lệ thanh
toán nợ trên GDP thực càng giảm thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực càng tăng, và ngược lại. Theo kết quả của mơ hình trên thì một lượng phản ánh sự ảnh hưởng của tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam là 384.45316%, nghĩa là nếu tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực tăng (hay giảm) 1% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam giảm (hay tăng) 1 lượng là 384,53% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Và, từ hệ số βˆ4 DEBGDPi = 0.001356, ta nhận thấy rằng dấu của
4
ˆ
β DEBGDPi phản ánh tác động đồng biến của quy mô nợ nước ngoài trên GDP
thực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam. Khi quy mô nợ nước ngoài trên GDP thực càng tăng thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực càng tăng, và ngược lại. Và một lượng phản ánh sự ảnh hưởng quy mô nợ nước ngoài trên GDP thực (DEBGDPi) đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam theo mơ hình
này là 0.1356%, nghĩa là nếu quy mơ nợ nước ngồi đối với GDP thực tăng (hay giảm) 1% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam tăng (hay giảm) 1 lượng là 0,1356% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.
Tuy chỉ có 19 quan sát (do bị hạn chế về số liệu) và 03 biến phù hợp để ước lượng sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, nhưng kết quả thu được từ mơ hình vẫn có thể chấp nhận được khi độ tin cậy của mơ hình đạt 89% trong khi mơ hình của bài nghiên cứu gốc của hai tác giả Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi được thực nghiệm trên dữ liệu của Nigeria và Nam Phi (1980 – 2008) có độ tin cậy đạt 90%.
Thơng qua kết quả của mơ hình thực nghiệm trên, ta có thể điều tiết các biến số vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: đẩy mạnh xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ, thay thế các khoản nợ vay nước ngoài bằng cách thu hút vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp để giảm áp lực phải trả nợ gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. Như vậy, từ các chỉ tiêu trong kế hoạch cần thực hiện trong năm ta có thể tính được mức tăng trưởng đạt được là bao nhiêu, và căn cứ vào các hệ số góc của các biến số ta có thể điều chỉnh chỉ tiêu cần thực hiện của từng biến số để tăng trưởng đạt mức mong muốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa theo bài nghiên cứu của hai tác giả Folorunso S.Ayadi and Felix O.Ayadi, bài viết đã sử dụng dữ liệu nợ nước ngồi để phân tích tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2009 thông qua những kênh truyền dẫn trung gian làm biến độc lập gồm: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu; Tỷ lệ tăng trưởng vốn; Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực; Quy mơ nợ nước ngồi đối với GDP thực; Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực; và một biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện chạy mơ hình và tiến hành kiểm định sự có mặt của biến khơng cần thiết, bài viết đã loại khỏi mơ hình hai biến khơng cần thiết là GCAPi (Tỷ lệ tăng trưởng vốn) và GFIGDi (Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực). Điều này cũng đồng nghĩa với việc mơ hình đã bỏ bớt 2.63% giải thích được sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm. Như vậy, mơ hình cịn lại có ba biến có giải thích cho biến Yi (Tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm) với độ tin cậy 89% , đó là các biến EXPOi (Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu), DSERGDPi (Tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực) và DEBGDPi (Quy mơ nợ nước ngồi đối với GDP thực).
Đồng thời, với ba biến được chọn bài viết cũng như thực hiện kiểm định các khuyết tật của mơ hình đã ước lượng và thu được các kết quả như mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, khơng có hiện tượng tự tương quan và không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Từ kết quả hồi quy của mơ hình đã điều chỉnh, ta đi đến kết luận tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu và quy mơ nợ nước ngồi trên GDP thực, bởi sự tác động dương của những yếu tố này lên tăng trưởng kinh tế, trong đó sự tác động của quy mơ nợ nước ngồi trên GDP thực được xem là không đáng kể khi hệ số của nó thu được từ mơ hình ước lượng là 0.001356. Đối với tỷ lệ thanh tốn nợ trên GDP thực có hệ số thu được từ mơ hình là -3.845316 thì mối quan hệ của nó với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực là nghịch biến, điều này có nghĩa là tỷ lệ thanh toán nợ trên GDP thực đã tác động âm một
cách mạnh mẽ lên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Việt Nam.
Như vậy, để ước lượng đúng sự tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế nhằm đưa ra những chính sách phát triển kinh tế, chúng ta cần xác định những biến số phù hợp thơng qua việc phân tích kỹ mơi trường kinh tế, bởi ở mỗi quốc gia khác nhau thì sự tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn cũng sẽ khác nhau.
Chương 4
4.1 CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NỢ CƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Khơng nên tăng thuế và khơng siết chặt tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và bản thân nền kinh tế quốc gia đang gặp khó khăn do suy thối để tránh đẩy nền kinh tế vào khó khăn lớn hơn và có thể tiếp tục lún sâu vào suy thối. Cụ thể là: khơng cắt giảm lương của người lao động, không huỷ bỏ và không thu hẹp các chương trình an sinh xã hội để tránh làm cho tình hình xã hội trở nên căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến những xáo trộn lớn hơn do gặp phải sự phản ứng, thậm chí là chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp bị thiệt hại.
Không nên đưa ra mức thuế suất trong tương lai vượt quá ngưỡng chịu đựng thuế của đối tượng chịu thuế, nhằm tạo được nguồn thu trả nợ trong tương lai và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nhất là có thể tránh được tình trạng chuyển giá trong các công ty đa quốc gia khi thuế suất của hệ thống thuế Việt Nam cao hơn những quốc gia khác mà họ có đầu tư.
Cần có chính sách tỷ giá phù hợp và kịp thời cho từng thời điểm, nhằm tránh những tác động nhất định lên tỷ giá hối đối và qua đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Cụ thể:
Trong thời gian đầu của thời kỳ vay vốn sẽ có một dịng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước, điều đó làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ và sẽ có xu theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ dẫn đến giảm xuất khẩu ròng.
Trong trung và dài hạn, khi chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi
phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu. Khi chi phí đầu vào của nền kinh tế bị tăng lên dẫn tới các nguy cơ lạm phát.
Cần cân đối lại trong phân bố và sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế và trong nội bộ khu vực kinh tế ngồi Nhà nước nhằm tạo thêm “cơng ăn việc làm” cho người lao động. Đồng thời, phân bổ nguồn lực hợp lý để tạo tính cạnh tranh cho hàng hóa trong lĩnh vực xuất khẩu, nhằm tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Khơng nên tự do hóa tài khoản vốn khi chưa thể kiểm soát được tỷ giá hối đối để tránh tình trạng vốn bị chảy ra bên ngồi.
Cần đưa vào mơn học giáo dục cơng dân của chương trình giảng dạy cho học sinh cấp III về ý thức của dân đối với nghĩa vụ và quyền lợi của việc nộp thuế, cũng như ý thức tiết kiệm trong chi tiêu.
4.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG
Cần tăng cường quản lý, tổ chức giải ngân, sử dụng nợ có hiệu quả, cơng tác giám sát phải được tổ chức chặt chẽ, tránh tình trạng thơng đồng, tham nhũng giữa các cơ quan chính phủ biến nợ thành gánh nặng của quốc gia. Nhất là phải kiểm duyệt dự án khắt khe từ khâu thẩm định đến khâu phê duyệt. Cụ thể:
Xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia);
Xác định rõ thời hạn huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngồi nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp;
Xác định rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến;
Xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay khơng được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng;
Cần củng cố năng lực quản lý nợ thông qua đánh giá lại toàn bộ hệ thống quản lý hiện hành như: khung pháp lý, chính quyền, nhân sự, cơ cấu tổ chức và quản lý, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về quản lý nợ, bồi dưỡng cán bộ nhân viên về kiến thức cũng như về đạo đức, thái độ làm việc… Ngoài ra, cần thể hiện tính cơng khai, minh bạch thông qua việc nợ cơng phải được tính tốn, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.
Phải có sự giám sát, tổ chức quản lý thật chặt chẽ từ cấp trung ương đến địa phương, ngoài ra kết hợp sử dụng hệ thống thiết bị tinh vi như mạng lưới Internet của riêng Chính phủ nhằm quản lý và phát hiện các trường hợp nợ xấu, cũng như thành lập các tổ chức, đội nhóm chun mơn về xử lý nợ với các phương án xử lý thật chặt chẽ và linh hoạt.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…
4.3 CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NỢ CÔNG:
Gia tăng vay mượn thị trường nội địa để giảm thiểu đi vay vốn nước ngoài nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, rủi ro tín dụng. Nhưng phải hạn chế vay ngân hàng Nhà nước nhằm tránh việc ngân hàng Nhà nước sẽ in thêm tiền để cho vay, điều này dẫn đến áp lực lạm phát làm trì trệ nền kinh tế, vì vậy chú trọng vay trong nước thơng qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ bằng cách:
Xây dựng niềm tin của những người cho vay về sự ổn định của nền kinh tế và khả năng trả nợ của Chính phủ để trái phiếu nội địa được chấp nhận trên thị
trường, đồng thời các giao dịch này nên được thực hiện đấu giá thông qua hệ thống điện tử để xử lý kịp thời và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Có lãi suất chuẩn dùng làm lãi suất tham chiếu để xác định lãi suất của trái phiếu, vì nếu lãi suất trái phiếu cao sẽ dẫn đến:
Lãi suất chung của nền kinh tế phải tăng theo, điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư và tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng.
Lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đối tăng làm giảm xuất khẩu rịng.
Trong dài hạn, Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát.
Thực hiện kiểm tốn cơng tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chi đầu tư phát triển.
4.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ TRONG SỬ DỤNG MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CƠNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nên có nguồn dữ liệu chính xác và luôn cập nhật kịp thời, cũng như được khái niệm phù hợp với thông lệ quốc tế để những người dân có nhu cầu nghiên cứu hay tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến số liệu vĩ mơ khơng phải gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, cơng sức để tìm kiếm, chọn lọc, so sánh cũng như phải dùng những chỉ tiêu có tính chất tương đương thay thế cho chỉ tiêu cần tìm nhưng khơng được cơng bố.
Khi sử dụng mơ hình đo lường sự tác động cần phải thống nhất nguồn dữ liệu đưa vào mơ hình nhằm tránh tình trạng có sự sai lệch ngay từ ban đầu do sự quy đổi đơn vị tính hay khái niệm về các yếu tố số liệu khác nhau giữa các nguồn. Số liệu phải được cập nhật và thống kê kịp thời, có như thế mới thể hiện được tính thực tế của mơ hình và kết quả thu được từ mơ hình mới có thể ứng dụng trong thực tiễn,
khuyến khích sử dụng nhiều quan sát cho mơ hình, vì số quan sát càng cao thì tính chính xác của kết quả thu được từ mơ hình càng lớn.
Người lập mơ hình khơng được chủ quan để tránh đưa các biến số kinh tế về bản chất đã có quan hệ cơng tuyến với nhau vào mơ hình, vì một mơ hình có đa cộng tuyến hồn hảo thì khơng thể ước lượng được. Trong trường hợp này, người lập mơ hình có thể khắc phục bằng cách bỏ bớt biến hoặc lấy thêm số liệu.
Cần thực hiện nhiều kiểm định đối việc kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi để có kết quả chính xác, vì khi hiện tượng phương sai sai số lớn thay đổi ở mức độ nặng có thể làm phương sai ước lượng hệ số rất lớn, do đó làm khoảng tin cậy rộng, kiểm định T & F có thể sai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dù nợ cơng có tác động tích cực đến nền kinh tế trong ngắn hạn hay có thể gây nên nguy cơ tổn hại đối với nền kinh tế trong dài hạn thì nợ cơng vẫn là thành phần khơng thể thiếu được trong cấu trúc tài chính của mỗi quốc gia.