Nợ vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 58 - 62)

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh vaf tihnh toahn của tahc giả (C1)

% t h a y đ ổ i Số phát hành Số trả nợ gốc Thực vay

Đồ thị 2.13:Tỷ lệ thay đổi trong vay nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy số thực vay nước ngoài của Việt Nam tăng là do số phát hành nợ tăng trung bình 27,24% trong khi nợ gốc hồn trả tăng khoảng 34,91%, tức số phát hành hàng năm tăng trung bình 13.630,29 tỷ đồng và hồn trả nợ gốc tăng trung bình 5.734,57 tỷ đồng, như vậy số thực vay trong giai đoạn này tăng trung bình 37,83% tương đương 7.897,57 tỷ đồng.

Khi thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vay nước ngồi, chính phủ có thể hạn chế được tác động kéo lùi đầu tư trong việc sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngồi thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước. Bởi việc sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vay nợ nước ngồi sẽ có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn.

Trong thời gian đầu của thời kỳ vay vốn sẽ có một dịng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước, điều đó làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ và sẽ có những tác động

nhất định lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Trong trung và dài hạn, khi chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu. Khi chi phí đầu vào của nền kinh tế bị tăng lên dẫn tới các nguy cơ lạm phát.

Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngồi cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.

2.2. TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 2.2.1. Tác động trực tiếp

2.2.1.1. Về mặt xã hội

Để tính tốn và định lượng được hiệu quả xã hội của việc sử dụng nợ công là một việc khơng dễ, vì nó liên quan, ảnh hưởng và tác động đến rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ta có thể xem xét hiệu quả xã hội thông qua đầu tư cơng bởi các yếu tố xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường an ninh, quốc phòng.

Theo số liệu sơ bộ của năm 2009 thì đầu tư trong khu vực Nhà nước chia theo thành phần kinh tế chiếm 40,56% trên tổng đầu tư xã hội và GDP do khu vực kinh tế nhà nước đóng góp chiếm 35.13% tổng GDP, nhưng chỉ sử dụng 11.5% số lượng lao động. Trong khi đó, khu vực ngồi Nhà nước chỉ chiếm 33.87% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng có thể đóng góp 46.54% GDP và nhất là sử dựng đến 88.1% lao động của toàn xã hội. Điều này đã đem lại một cảm nhận chung là hiệu quả xã hội của đầu tư công ở Việt Nam là thấp vì vẫn cịn mất cân đối khá lớn trong phân bố và sử dụng lao động giữa các thành phần kinh tế và trong nội bộ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Theo kết quả kiểm tốn cơng tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chi đầu tư phát triển của Kiểm toán Nhà nước cho thấy: Số vốn trái

phiếu Chính phủ đã giải ngân giai đoạn 2006-2009 là 117.169 tỷ đồng cho trên 2000 dự án, cơng trình, trong đó có 1.410 cơng trình, dự án đã hồn thành đưa vào khai thác sử dụng. Đây là các cơng trình quan trọng, thiết yếu, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, đặc biệt là những tuyến đường giao thông quan trọng của đất nước, đường tuần tra biên giới, đường ô tô đến trung tâm xã, vùng nơng thơn, vùng núi có nhiều khó khăn; các cơng trình thủy lợi quan trọng và xóa bỏ trường lớp tạm, xây dựng nhà ở cho giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí của nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung cho vay đối với học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn đã mang lại ý nghĩa kinh tế và xã hội sâu sắc, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn đủ điều kiện tham gia các trường đào tạo, học nghề; giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các gia đình trong việc trang trải chi phí cho con em khi đi học.

Như vậy, ngồi việc khơng đem lại hiệu quả cao trong việc tạo công ăn việc làm ra cho người lao động, việc sử dụng vốn vay của Chính phủ đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường an ninh, quốc phòng, đặc biệt là có tác dụng thiết thực đối với những vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.

2.2.1.2. Về mặt kinh tế

Đối với hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nợ công ta cũng xem xét thông qua đầu tư công bởi các chỉ tiêu GDP/ vốn đầu tư, vốn đầu tư/ GDP và tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP (thường được gọi là hệ số ICOR – xem phụ lục 4).

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

Nguôfn: Trihch "Thơfi baho kinh têh 2009 - 2010" (A5)

GDP/ Vốn đầu tư 3.05 2.92 2.82 2.68 2.68 2.56 2.46 2.45 2.41 2.15 2.41 2.34 Vốn đầu tư/ GDP 2.47 3.37 3.63 4.29 3.67 3.08 2.86 2.77 3.00 3.14 1.81 4.09 Tỷ lêR vốn đầu tư/ GDP 5.63 6.88 5.03 5.13 5.28 5.31 5.22 4.85 5.04 5.50 6.58 8.03 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 58 - 62)