Câu lạc bộ Paris và câu lạc bộ Luân Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 115 - 118)

..

CÂU LẠC BỘ PARIS VÀ CÂU LẠC BỘ LUÂN ĐÔN

Câu lạc bộ Paris

Là diễn đàn trong đó các khoản giảm nợ được các Chính phủ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát triển OECD đưa ra. Chủ tịch và Ban thư ký do kho bạc Pháp chỉ định. Các chủ nợ chính thức khác ngoài các chủ nợ tham gia Uỷ ban hỗ trợ phát triển OECD có thể tham gia vào các cuộc đàm phán để cơ cấu lại các khoản nợ với một trong những con nợ của họ. Câu lạc bộ Paris thống nhất các điều khoản cơ bản việc cơ cấu lại nợ như thời kỳ củng cố, ngày khóa sổ, thời gian ân hạn, thời gian thanh toán, phạm vi của thỏa thuận – tất cả được ghi nhận tại biên bản ghi nhở. Tuy nhiên, biên bản ghi nhớ khơng có tính pháp lý và việc cơ cấu lại nợ chỉ có tính pháp lý sau một loạt những thỏa thuận song phương đàm phán riêng lẻ của từng chủ nợ sau thỏa thuận câu lạc bộ Paris. Các thỏa thuận song phương sẽ đưa ra các lãi suất cho từng khoản nợ được cơ cấu lại đối với từng chủ nợ.

Câu lạc bộ Ln Đơn

Là một nhóm các ngân hàng thương mại có cử các đại diện để gặp gỡ nhau theo định kỳ để thảo luận, đàm phán việc cơ cấu lại các khoản nợ của người vay là các Chính phủ. Câu lạc bộ Ln Đơn có tổ chức giống như câu lạc bộ Paris.

Hoán đổi nợ

Là việc thay đổi nợ, ví dụ như việc chuyển đổi các khoản vay hoặc chứng khoán thành hợp đồng vay mới (có nghĩa là việc chuyển đổi nợ thành nợ) hoặc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần; nợ thành xuất khẩu; nợ thành tiền nội tệ.

Động lực Indonesia dành cho vụ hoán đổi lần này là để trang bị cho quốc gia này một lớp bảo vệ bổ sung trong trường hợp đồng Rupiah mất giá nhanh như vào cuối năm ngoái.

Giá trị nợ được điều chỉnh

Là khoản tiền nợ của Indo được các chủ nợ đồng ý cho hoán đổi hay kéo dài kỳ hạn nợ thông qua câu lạc bộ Paris and London.

Tái nợ

Là hoạt động được thực hiện bởi cả người đi vay và người cho vay, thỏa thuận đi đến kết quả là làm giảm bớt gánh ngặn nợ cho người đi vay. Đó có thể là tổ chức lại cơ cấu nợ (kỳ hạn, lãi suất) hoặc giảm nợ.

PHỤ LỤC 3

..

CÁC BƯỚC TRONG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGỒI CỦA CHÍNH PHỦ INDONESIA

Chính Phủ Indo đã phân chia thực hiện quản lý nợ nước ngoài theo 6 bước sau: Lập kế hoạch, đàm phán, ký kết, giải ngân, hoàn trả, báo cáo và giám sát.

Lập kế hoạch: Chính Phủ dự kiến những nhu cầu vốn bên ngoài để tài trợ

cho khoảng trống trong ngân sách chính phủ. Giai đoạn này bao gồm: số lượng, nguồn, dự án cần tài trợ là gì? Vấn đề này do Bộ Tài Chính và Bộ Đầu Tư đảm nhiệm.

Đàm phán: Do Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Trung Ương thực hiện tồn bộ

quy trình đàm phán.

Ký kết: Đại diện cho Chính Phủ Indo, Bộ Tài Chính sẽ thực hiện với Ngân

Hàng Trung Ương.

Giải ngân: Thông thường bao gồm 4 dạng: thư tín dụng, chị trả trực tiếp,

hồn trả thơng qua một tài khoản đặc biệt. Quy trình này tham gia bởi Bộ Tài Chính, Ngân Hàng Trung Ương, và các Bộ ngành khác có liên quan.

Hồn trả: Do Ngân Hàng Trung ương thực hiện theo bản thảo kế hoạch hoàn

trả đã được soạn thảo sẵn và theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.

Hệ thống báo cáo và giám sát: Ngân Hàng Trung ương và Bộ Tài Chính san

sẻ trách nhiệm và công việc cùng nhau.

Ngồi những cơng việc này, trong thực tế, ngân hàng Trung ương đảm nhận nhiều trọng trách khác trong việc quản lý nợ ngoài. Bao gồm: cho lời khuyên chính sách quản lý nợ cơng nước ngồi, ghi nhận và duy trì thống kê nợ nước ngồi bao gồm cả nợ nước ngoài của khu vực tư nhân, dự thảo hợp đồng vay mượn, đàm phán. Ví dụ: Paris club, London Club, thực hiện hồn trả và phổ biến thơng tin về tình hình nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)