..
HỆ SỐ ICOR
Khái niệm
ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Incremental Capital - Output Rate. Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm, v.v...
ICOR được tính bằng cơng thức sau
ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1) Trong đó: K : Vốn; Y : Sản lượng ; T : Kỳ báo cáo; t-1 : Kỳ trước .
Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ khơng phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:
Mọi nhân tố khác không thay đổi;
Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.
Tuy cơng thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau:
Cách xác định vốn và sản lượng giữa những người/tổ chức tính tốn có thể khơng thống nhất.
Các giả định nói trên khơng được thỏa mãn.
Sử dụng ICOR trong kế hoạch hóa kinh tế
kỳ này cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước. Tuy nhiên vì sự cần thiết phải thỏa mãn các giả thiết khi tính tốn ICOR, người ta chỉ sử dụng hệ số này vào kế hoạch hóa kinh tế ngắn hạn (quý, nửa năm hoặc một năm).
Sử dụng ICOR trong so sánh
So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác
ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR cao có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ chẳng hạn đang tăng vai trị của mình đối với tăng trưởng.
So sánh hiệu quả sử dụng vốn
Một cách sử dụng ICOR để so sánh khác là so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế. Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa các thời kỳ dài khác nhau thì sự thay đổi cơng nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động ít khi giống nhau. Điều này càng đúng với các nền kinh tế khác nhau.
PHỤ LỤC 5
..
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG THÔNG QUA KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN LÀ TIẾT KIỆM TRONG NƯỚC VÀ THUẾ
TẠI TRUNG QUỐC
Sau khi nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2009 về sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn trung gian là tiết kiệm trong nước và thuế, bài viết tiến hành kiểm định thêm vấn đề này trên cơ sở dữ liệu giai đoạn 1990 – 2009 của Trung Quốc, một quốc gia được đánh giá là một trong những cường quốc của Châu Á.
Nợ nước ngoài và tiết kiệm trong nước
Sau khi thu thập bộ dữ liệu từ Ngân hàng thế giới World Bank và Ngân hàng Phát triển Châu Á , bài viết tiến hành thống kê mô tả đơn giản nhằm xem xét tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế thông qua kênh truyền dẫn trung gian là tiết kiệm trong nước, với số liệu của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2009 cụ thể như sau: 0 10 20 30 40 50 60
Nguô n: Asia Development Bank (C9) va tinh toan cua tac gia
- 5 10 15 20 25 30 Tăng trưởng GDP 3.8 8.5 14.2 14.0 13.1 10.9 10.0 9.3 7.8 7.6 8.4 8.3 9.1 10.0 10.1 11.3 12.7 14.2 9.6 9.1 Tiết kiêRm trong nước/GDP 35.2 35.3 36.1 38.0 39.3 39.6 38.3 39.0 38.9 38.0 38.0 39.0 40.4 43.0 45.2 46.4 47.9 50.5 51.5 51.2 NơR nước ngoài/GDP 24.38 22.72 21.71 19.83 17.09 15.57 14.37 14.29 11.78 11.06 9.56 8.37 7.36 6.28 5.61 4.61 4.08 3.30 2.84 2.73
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hình PL5.1: Nợ nước ngồi, tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1990-2009
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy chỉ tiêu tiết kiệm trong nước trên GDP của Trung Quốc qua các năm là sự gia tăng ổn định với tỷ trọng trung bình khoảng 41.5%. Trong những năm 1990 – 2001 chỉ tiêu này dao động theo xu hướng tăng giảm nhẹ từ mức 35.2% (năm 1990) đến 39% (năm 2001), trong khi chỉ tiêu nợ nước ngoài trên GDP của Trung Quốc trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm dần từ 24.38% (năm 1990) xuống còn 8.37% (năm 2001). Còn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua các năm tăng vẫn tăng trưởng khá ổn định ở mức 13.1% - 14.2% (1992 – 1994), 9.3% - 10.9% (1995 – 1997) và tăng giảm nhẹ từ mức 7.8% - 12.7% trong giai đoạn 1998 – 2009.
Như vậy, thật sự các yếu tố này đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng nợ nước ngoài và tiết kiệm trong nước lại có mối quan hệ ngược chiều nhau. Điều này cũng hàm ý chỉ tiêu tiết kiệm trong nước trên GDP của Trung Quốc đủ lớn nên dù nợ nước ngồi trên GDP có giảm thì nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tăng trưởng đều.
Nợ nước ngoài và thuế
Để nhận định sự tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế thông qua kênh truyền dẫn trung gian là thuế, ta có dữ liệu tại Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2009 với số liệu cụ thể như sau:
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nguô n: Asia Development Bank (C9) va tinh toan cua tac gia - 5 10 15 20 25 30 Tăng trưởng GDP 3.8 8.5 14.2 14.0 13.1 10.9 10.0 9.3 7.8 7.6 8.4 8.3 9.1 10.0 10.1 11.3 12.7 14.2 9.6 9.1 Thuế/ GDP 15.1 13.7 12.2 12.0 10.6 9.9 9.7 10.4 11.0 11.9 12.7 14.0 14.7 14.7 15.1 15.6 16.1 17.2 17.3 17.5 NơR nước ngoài/GDP 24.38 22.72 21.71 19.83 17.09 15.57 14.37 14.29 11.78 11.06 9.56 8.37 7.36 6.28 5.61 4.61 4.08 3.30 2.84 2.73 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hình PL5.2: Nợ nước ngoài, thuế và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 1990-2009
Quốc trong giai đoạn này lại có xu hướng giảm dần một cách đáng kể từ 24.38% (năm 1990) xuống cịn 2.73% (năm 2009), trong khi đó chỉ tiêu thuế trên GDP của Trung Quốc qua các năm lại có sự gia tăng ổn định với tỷ trọng trung bình khoảng 13.6%. Cịn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua các năm tăng vẫn tăng trưởng khá ổn định như đã phân tích trên.
Điều này cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu thuế trên GDP gần như tương đồng với xu hướng biến động của tốc độ tăng trưởng GDP và biến động ngược lại với chỉ tiêu nợ nước ngoài trên GDP.