Bội chi ngân sách so với GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 49 - 53)

ĐVT: %

Năm

Số bội chi theo thông lệ quốc tế

so với GDP

Thay đổi của Số bội chi theo thông lệ

quốc tế so với GDP 2003 -1.78% - 2004 -1.10% -38.02% 2005 -0.85% -22.78% 2006 -0.92% 08.20% 2007 -1.76% 90.86% 2008 -1.81% 03.02% 2009 -4.51% 149.34% 2010 … …

Nguồn: Bộ Tài Chính (C1), Asian Development Bank (C9) và tính tốn của tác giả (C1)

-50% 0% 50% 100% 150% 200% 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguôfn: Bôg Tafi Chihnh (C1), Asian Development Bank (C9) vaf tihnh toahn của tahc giả

% t h a y đ ổ i

Thay đổi của Số bội chi theo thông lệ quốc tế so với GDP

Năm 2003 số bội chi theo thông lệ quốc tế so với GDP là -1.78% nhưng đến năm 2009 số bội chi này đã lên đến -4.51%. Như vậy, mức bội chi thấp nhất của ngân sách Việt Nam trong giai đoạn 2003-2009 là -0.85% (năm 2005) và cao nhất là -4.51% (năm 2009). Chỉ riêng năm 2009 so với năm 2008 thì mức bội chi này đã tăng 149,34%, tức tăng từ -1.81% lên -4.51%.

Nếu theo qui định của Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày 7/2/1992 ký tại Maastricht (Hà Lan), một trong những điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (cịn gọi là những tiêu chí hội nhập) là thâm hụt ngân sách khơng vượt q 3% GDP thì Việt Nam trong năm 2009 với mức thâm hụt ngân sách theo thông lệ quốc tế là -4,513% đã vượt ngưỡng an tồn, dù đã được phân tích ở trên là tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam ở năm 2009 có thể chấp nhận được, vì thâm hụt đó là do Việt Nam đã chi đầu tư phát triển vượt mức thặng dư của cán cân ngân sách và viện trợ khơng hồn lại của quốc tế.

Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự: và một trong 3 số liệu cảnh báo đó có cả chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách so với GDP. Và Việt Nam với tình trạng thâm hụt cán cân ngân sách triển miên sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.

So sánh mức độ thâm hụt cán cân ngân sách của Việt Nam với một vài

quốc gia

Liên hệ tình hình thâm hụt cán cân ngân sách của một số quốc gia ta có bản dữ liệu tổng hợp của một số quốc gia điển hình như sau:

Bảng 2.11: Tình hình thâm hụt ngân sách so với GDP của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2003 - 2010

ĐVT: %

QUỐC GIA 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Hy Lạp -5.601% -7.477% -5.108% -3.098% -3.660% -7.751% -12.866%

Bồ Đào Nha -2.953% -3.383% -6.051% -3.941% -2.652% -2.751% -9.334%

Pháp -4.119% -3.627% -2.962% -2.319% -2.727% -3.402% -7.874%

Tây Ban Nha -0.229% -0.355% 0.963% 2.016% 1.905% -4.064% -11.447%

Việt Nam -1.778% -1.102% -0.851% -0.921% -1.757% -1.810% -4.513% Nguồn: IMF (C10) -14% -12% -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 NguôEn: IMF (C10) G iá t rị

Hy Lạp Bồ Đào Nha Pháp Tây Ban Nha Việt Nam

Đồ thị 2.8: Tình hình thâm hụt ngân sách so với GDP của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 2003 - 2010

Nhìn vảo bảng số liệu so sánh mức độ thâm hụt cán cân ngân sách của Việt Nam với một vài quốc gia, ta có thể thấy tình trạng thâm hụt ngân sách không chỉ là hiện tượng đơn lẻ diễn ra ở Việt Nam hay Hy Lạp (quốc gia đã xảy ra tình trạng

khủng hoảng nợ cơng trong năm 2008 với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài từ 2003 – 2009 với mức thâm hụt cao nhất -12,866% trong năm 2009), mà nó đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trên thế giới, kể cả một số quốc gia chưa từng bị thâm hụt trong những năm 2003-2008 như Phần Lan và trong giai đoạn 2003-2007 như Ailen.

Cụ thể là tình trạng ngân sách của Phần Lan trong những năm 2003-2008 là thặng dư với mức cao nhất là 5,207% (2007) tương đương 9.348 tỷ EUR và thấp nhất là 2,143% (2004) tương đương 3,26 tỷ EUR nhưng vẫn bị thâm hụt trong năm 2009 với mức -2,373% tương đương -4,057 tỷ EUR.

Còn Ailen, thặng dư ngân sách trong những năm từ 2003-2007 với mức cao nhất là 2,943% tương đương 5,201 tỷ EUR (2006) và thấp nhất là 0,051% tương đương 0,096 tỷ EUR (2007), nhưng sang năm 2008 thì bị thâm hụt với mức -7,155% tức -13,008 tỷ EUR trong năm 2009 là -11,446% tương đương - 18,718 tỷ EUR.

Ngồi Hy Lạp và Ailen có mức thâm hụt rất cao trong năm 2009, cịn có Tây Ban Nha -11,447% khoảng -120,33 tỷ EUR, Bồ Đào Nha -9,334% khoảng -15,371 tỷ EUR và Pháp là -7,874% tương đương -151,225 tỷ EUR.

Và một số quốc gia khác trong liên minh châu Âu (EU) với mức thâm hụt vượt ngưỡng trong năm 2009 như: Bỉ -5,799% tương đương -19,586 tỷ EUR, Ý - 5,313% khoảng -80,8 tỷ EUR, Áo -3,566% tương đương -9,776 tỷ EUR, chẳng nước nào thoát khỏi nợ nần. Ngay cả Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, cũng khơng thốt khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách với mức -3,285% tức khoảng -79,07 tỷ EUR.

Các nước này đều có tỷ lệ thâm hụt ngân sách vượt xa mức quy định (-3%) của EU, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế rất ảm đạm. Trường hợp Tây Ban Nha rất đáng lo ngại và đã được nhiều chuyên cảnh báo là “con bài domino lớn kế tiếp” Hy Lạp, bởi vì “sao chiếu mệnh” rất xấu của nước này đã xuất hiện, với ngân sách bị thâm hụt ngang mức 11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP - những con số này trầm trọng hơn của Hy Lạp rất nhiều. Trong khi đó, thất

nghiệp của Tây Ban Nha cũng rất cao, tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống ngân hàng rất mong manh.

2.1.2. Thực trạng vay nợ của Việt Nam

Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực.

Từ các bảng cân đối quyết toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, ta có thể thấy được giải pháp chủ yếu để bù đắp bội chi ngân sách theo thơng lệ quốc tế chính là đi vay, bao gồm vay trong nước và vay ngoài nước. Tình hình thực vay trong và ngoài nước của Việt Nam được thể hiện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)