1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Có bằng chứng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu trong nhiều bài nghiên cứu trước như Salas và Suarina (2002); Rajan & Dhal (2003); Jimenez và Saurina(2005); Fofack(2005);và Quagliarello(2007).
Lis và các cộng sự (2009) giải thích trong suốt cuộc khủng hoảng, nợ xấu mở rộng nguyên nhân là do sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình và các công ty. Khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, thu nhập của các cơng ty và hộ gia đình được tăng lên có thể cải thiện khả năng trả nợ dễ dàng hơn, nợ xấu thấp hơn.
1.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp, rủi ro tín dụng gia tăng. Ngược lại, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện đáng kể, tín dụng tăng trưởng mạnh, nợ xấu có xu hướng giảm.
1.2.3. Lạm phát
Lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính - tín dụng. Bên cạnh đó, lạm phát tăng sẽ kéo theo các hệ lụy lãi suất tăng, đồng tiền bị mất giá dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng, sản xuất gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản, nguy cơ vỡ nợ cao.
1.2.4. Chỉ số giá bất động sản
Chỉ số giá bất động sản thể hiện sự thay đổi giá bất động sản trung bình của các dự án căn hộ và đất nền dự án, theo đó chỉ số giá thể hiện là mức giá trung bình của các dự án có trên thị trường theo từng phân khúc, phân nhóm tại từng mốc thời gian thị trường và tại từng khu vực cụ thể. Chỉ số giá này được dựa trên đầu vào là số lượng dữ liệu về giá bán của hầu hết các bất động sản căn hộ và đất nền dự án (chiếm tới 90% số dự án thực tế có trên thị trường). Chỉ số này do đó sẽ đại diện được cho tổng thể thị trường vì số quan sát rất lớn và đảm bảo tính nhất quán cao.
Chỉ số giá bất động sản được xem là yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến rủi ro vì nhiều lý do. Đầu tiên, thế chấp nhà ở đã phát triển nhanh chóng ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các khoản vay bất động sản đã tăng lên nhanh chóng
trong nhiều năm qua đồng thời các khoản cho vay bất động sản trong tổng dư nợ Ngân hàng cũng đã phát triển rất nhanh chóng. Thứ hai, khi thị trường bất động sản bùng nổ, thậm chí người đi vay có khó khăn tài chính có thể trả tiền thế chấp, trả nợ bằng cách bán tài sản của họ. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản đã giảm và giá nhà suy giảm, rủi ro vỡ nợ thế chấp tăng lên. Thứ ba, kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ cho thấy rằng sự ổn định Ngân hàng sụp đổ cùng với thị trường nhà ở. Vì vậy, cần xem xét tác động của thị trường bất động sản trên rủi ro tín dụng của các Ngân hàng .
1.2.5. Lãi suất danh nghĩa
Lãi suất danh nghĩa được dùng là lãi suất cho vay của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Như được biết, lãi suất này bao gồm cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực. Lãi suất có tác động trực tiếp đến chi phí của các khoản vay và do đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng . Khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoảng chi phí thêm nữa, vì vậy khi tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Do đó, rủi ro tín dụng của Ngân hàng có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế và lãi suất này cũng là một vai trị khá quan trọng.
1.2.6. Tỷ giá hối đối
Tỷ giá hối đoái được đo bằng tỷ lệ đồng nội tệ, với đồng đô la Mỹ, đây được coi là một chỉ số về môi trường kinh tế quốc tế của một quốc gia. Sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái (sự mất giá của đồng nội tệ ) được xem như là một sự suy yếu tương đối của nền kinh tế quốc gia đó so với phần cịn lại của thế giới. Khi tỷ giá giảm, chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu, nên về lý thuyết, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế. Thực tế thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng trong giai đoạn này cũng phần nào chứng minh cho mối quan hệ này.
Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, Ngân hàng với vai trị trung gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều Ngân hàng với thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng của Ngân hàng đối với các món nợ này là điều khơng thể tránh khỏi.