Phương pháp thực hiện đo lường tác động của các yếu tố kinh tế vi mô đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)

đối với rủi ro tín dụng ngân hàng

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp VAR (tương tự như phương pháp đo lưòng tác động các yếu tố kinh tế vi mơ đối với rủi ro tín dụng ngân hàng Trung Quốc của Rongjie Tian và Jiawen Yang ).

Mơ hình VAR được đề xuất bởi Christopher Albert Chris Sims, một nhà khoa học kinh tế người Mỹ đã được được trao giải Nobel Kinh tế năm 2011 cùng Thomas J. Sargent. Mơ hình này giúp nhận diện và giải thích các tác động kinh tế trong dữ liệu lịch sử, và giúp phân tích xem những tác động ấy dần dần ảnh hưởng ra sao tới các

biến số vĩ mơ khác. Đó cũng là nền tảng cho việc ban hành chính sách kinh tế. Phương pháp này được thực hiện gồm ba bước:

Đầu tiên, phân tích dự báo các biến số vĩ mô sử dụng mơ hình vector tự hồi quy

(mơ hình VAR). Đây là một mơ hình tương đối đơn giản sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, theo đó các giá trị quan sát trước đó được dùng để đi tới dự báo chính xác nhất có thể.

Thứ hai, từ kết quả hồi quy của mơ hình VAR ta ước lượng phản ứng xung lực nợ

xấu đối với các biến kinh tế vĩ mơ. Phân tích này minh họa ảnh hưởng những tác động của một biến nội sinh lên các biến nội sinh khác. Phân tích “phản ứng xung lực” giúp chúng ta hiểu thêm về kinh tế vĩ mơ và đã có những ảnh hưởng to lớn tới việc thi hành chính sách tiền tệ.

Thứ ba, phân tích kịch bản theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Tác giả sẽ

thiết kế một số kịch bản của các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đo lường tác động của các yếu tố kinh tế vi mơ đối với rủi ro tín dụng ngân hàng. Việc thiết kế các kịch bản theo một số nguyên tắc. Đầu tiên, đó là khả năng có thể xảy ra khi những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô sẽ xảy ra. Thứ hai, kịch bản được cho là tình huống bất thường, ngoại lệ, hiếm khi xuất hiện. Thứ ba, nếu một trong các tình huống xảy ra, nó có thể mang lại rủi ro tín dụng cao cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, điều đó dẫn đến tổn thất tín dụng rất lớn đối với họ. Tất cả các kịch bản đều đã thiết kế nghiêm trọng hơn những gì thực sự xảy ra trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước. Cuối cùng, các biến số kinh tế vĩ mô trong mỗi kịch bản là một chuỗi các tác động với xu hướng ngày càng xấu đi. Những tình huống này có thể xảy ra trong thế giới thực, vì các chính sách kích thích kinh tế có thể khơng có hiệu quả ngay lập tức ngăn chặn cuộc khủng hoảng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng tác động nghiêm trọng đến hầu hết các giao dịch tài chính và là nguy cơ đáng kể nhất đối với các Ngân hàng , thậm chí trong những tình huống xấu nhất có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng và gây ra cuộc khủng hoảng cho cả nền kinh tế. Do đó, thơng qua việc tìm hiểu, phân loại, nhận dạng rủi ro tín dụng sẽ giúp hệ thống Ngân hàng tránh những tổn thất nặng nề do những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Có rất nhiều yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng nhưng dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm stress test trên thế giới, tác động chủ yếu đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá bất động sản, tỷ giá, lãi suất…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)