.4 SHC giữa NH – doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 26 - 29)

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Cổ đông lớn

Doanh nghiệp D Ngân hàng C

Sở hữu Sở hữu NHNN Giám sát Tái cấp vốn Cho vay

Hình 2.2, Hình 2.3 và Hình 2.4 đã minh họa về mặt lý thuyết cách thức các NHTM, bằng SHC, lách qua các quy định của khung giám sát. Như vậy về mặt lý thuyết SHC sẽ giúp: - NHTM tăng vốn ảo, vơ hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của các NHTM;

- NHTM cấp vốn cho người có liên quan, từ đó vơ hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng; - NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khốn vì vậy vơ hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại;

- NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thơng qua việc chuyển nợ xấu sang các cơng ty con, cơng ty liên kết. Từ đó vơ hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phịng rủi ro.

Nói tóm lại, chương này đã thiết lập khung phân tích đi từ lý thuyết ủy quyền - thừa hành. NHTM là loại hình DN có xung đột lợi ích về ủy quyền - thừa hành lớn nhất và do vậy đòi hỏi Nhà nước phải áp đặt một khung giám sát để đảm bảo hoạt động an toàn và hạn chế các xung đột này. Việc tuân thủ khung giám sát là để đảm bảo lợi ích cho cả nền kinh tế, nhưng lại tạo ra chi phí tuân thủ cho riêng các NHTM. Vì vậy các NHTM có động cơ hình thành cấu trúc SHC để lách các quy định này. Chương 3 sẽ sử dụng số liệu thống kê và các NCTH để thiết lập bức tranh tổng thể về SHC và phân tích những tác động tiêu cực của SHC theo khung phân tích đã thiết lập ở Chương 2.

CHƯƠNG 3

SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG

Chương này sẽ trình bày hiện trạng cấu trúc sở hữu của NHTM VN và phân tích tác động của cấu trúc này đến việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.

3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM

3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN

Ngoại trừ NH Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn VN (Agribank), cả bốn NHTMNN cịn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước lần lượt là 77,1% NH Ngoại thương VN (VCB), 80,3% NH Công thương VN (CTG), 95,8% NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV). NH Phát triển Nhà Đồng bằng Sơng Cửu Long (MHB) do chưa hồn thành các thủ tục đăng ký sau khi phát hành đại chúng (IPO) nên vẫn chưa thực sự trở thành NHTMCP. Hình 3.1 trình bày cấu trúc SHC của các NHTMNN.

Là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, VCB hiện nắm giữ 5,3% cổ phấn của NHTMCP Sài Gịn Cơng thương (Saigon Bank), 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN (Eximbank), 11% cổ phần của NHTMCP Quân Đội (MB) và 5,1% cổ phần của NHTMCP Phương Đơng. Trước đó, trong năm 2010 VCB đã bán toàn bộ 50% cổ phần trong NH Liên doanh ShinhanVina.

Cũng nắm giữ cổ phần tại Saigon Bank là CTG với tỷ lệ là 11%, đồng thời NH này còn sở hữu 50% cổ phần tại NH Liên doanh Indovina. BIDV có cổ phần tại ba NH liên doanh với tỷ lệ lần lượt là 50% cổ phần của NH Liên doanh VID Public, 50% cổ phần của NH Liên doanh Việt Lào và 51 % cổ phần của NH Liên doanh Việt Nga. Agribank nắm giữ 15% cổ phần của NHTMCP Hàng Hải (MSB) thơng qua Cơng ty Chứng khốn Agribank. Đồng thời, Agribank cịn có 34% cổ phần tại NH Liên Doanh Việt Thái (Vinasiam Bank). Hình 3.1 cũng cho thấy các NHTMNN chỉ sở hữu một số NHTMCP hoặc NH liên doanh và một số NHTMNN được sở hữu bởi các NH nước ngoài. Khác với nhiều NHTMCP, trong nhiều trường hợp, ví dụ VCB sở hữu Eximbank là do Chính phủ sử dụng NHTMNN để giải cứu NHTMCP gặp khó khăn. Vấn đề chính ở đây (sẽ được phân tích trong mục 3.2 của Chương 3) là việc vừa được Nhà nước sở hữu, vừa được Nhà nước giám sát là nguyên nhân khiến các NHTMNN không tuân thủ khung giám sát nhằm bảo đảm an toàn hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)