Các khuyến nghị nhằm giảm SHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 48 - 49)

4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP

Tình huống ABB trong chương 3 đã chỉ ra các tác động tiêu cực của mối quan hệ ủy quyền tại các DNNN có quan hệ SHC với NHTM. Do nắm giữ cổ phần, DNNN sẽ dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vấn đề nảy sinh ở đây là các giao dịch vay vốn này thường vi phạm khung giám sát và không được giám sát.

Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của SHC đến an tồn hoạt động của NHTM, Chính phủ cần yêu cầu các DNNN và NHTMNN đang nắm giữ cổ phần của các NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa DNNN và NHTMCP.

Thời gian qua, các DNNN do sức ép của dư luận đều tuyên bố thoái vốn35

. Tuy nhiên, trên thực tế các DN này đều trì hỗn việc thối vốn với lý do là điều kiện thị trường không thuận lợi. Nhật Bản khi ban hành luật hạn chế SHC năm 2001 cũng gặp kháng cự tương tự36. Kinh nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty mua cổ phần NH (banks’ shareholding purchase corparation – BSPC). Các DN vi phạm quy định hạn chế SHC phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ bán lại cho các nhà đầu tư bên ngồi theo một lộ trình nhất định.

Thực tế tại VN năm 2009, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã mua lại cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt từ Vinashin37

.

Do đó, nhằm loại bỏ SHC giữa DNNN và các NHTMCP, SCIC có thể sẽ đứng ra đảm nhận vai trị cơng ty mua lại cổ phần NH từ các DNNN (bao gồm cả các NHTMNN). Thời gian vừa qua, SCIC đã bị chỉ trích về năng lực hạn chế trong việc

35 Mạnh Quân (2012).

thực hiện vai trị quản lý vốn nhà nước. Vì vậy luận văn chỉ đề xuất chuyển vốn NH từ các DNNN về SCIC. SCIC sẽ chỉ nắm giữ cổ phần của các NH tạm thời và sẽ bán lại cho các cổ đơng bên ngồi theo một lộ trình thối vốn đã định khi điều kiện thị trường thuận lợi.

4.2.2 Đối với các NHTMCP

Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) có thể giảm sở hữu chéo. Những NH có cùng một chủ sở hữu sẽ phải được gom về một chủ. Tình huống hợp nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất và TMCP Sài Gòn đề cập trong Chương 3 là một minh chứng cho thấy giải pháp này khả thi. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu của việc tái cấu trúc sở hữu các NH có cùng người sở hữu sau cùng thông qua hợp nhất. Việc quan trọng sau hợp nhất cần làm tiếp là xử lý tài sản xấu của NH hợp nhất.

Bên cạnh đó, thực tế đang diễn ra trường hợp Eximbank mua STB lại có phần làm trầm trọng thêm xu hướng SHC giữa các NH.

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc, việc làm cần thiết là việc minh bạch hóa trong q trình thực hiện các giao dịch mua bán sáp nhập - M&A các NH. Khi hồn thành giao dịch M&A, cần cơng bố thơng tin về việc ai là người chủ sở hữu sau cùng của các NH.

M&A cần được khuyến khích và hỗ trợ theo một trong hai hướng sau. Một là tăng tính đại chúng sau M&A trên cơ sở tăng mức độ phân tán trong sở hữu. Hai là nếu hoạt động M&A diễn ra dưới hình thức thâu tóm và tính đại chúng sau M&A bị suy giảm thì cần đảm bảo tăng vai trị của nhà đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu: - Dọn dẹp, xử lý tồn tại như xử lý nợ xấu và các tài sản kém chất lượng của ngân hàng;

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả bộ máy quản trị của NHTM; - Chuyển giao công nghệ cứng và mềm cho NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)