Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 35 - 37)

3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM

3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN

Như đã chỉ ra trong Chương 2, việc Chính phủ vừa là đại diện chủ sở hữu NHTMNN- người phải tuân thủ, đồng thời cũng là người giám sát sẽ dẫn tới việc khung giám sát mất hiệu lực.

Quy định về CAR là ví dụ đầu tiên về hiệu lực của khung giám sát đối với NHTMNN. Theo quy định hiện hành,16 CAR của các NHTM tối thiểu phải đạt 9%. Nhưng tỷ lệ này của CTG chỉ là 8% và của Agribank thậm chí chỉ đạt mức 6,1%17

tại thời điểm tháng 12 năm 2010. Sang năm 2011, CAR của CTG là 10,6%, CAR của Agribank là 6,8%18

. Khi một NHTM khơng đảm bảo được tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thì NHNN sẽ buộc NH này hoặc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc phải hạn chế tăng trưởng tổng tài sản, thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tài sản an toàn hoặc kết hợp tất cả các điều chỉnh trên. Tuy nhiên, đối với vi phạm nêu trên của các NHTMNN, NHNN khơng làm bất cứ điều gì. Do Chính phủ là chủ sở hữu của DNNN đồng thời lại là cổ đông chi phối của các NHTMNN, quy định hiện hành về giới hạn tín dụng19 với một khách hàng sẽ mất hiệu lực. Khi phải cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình thì NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép khơng phải tn thủ quy định này. Hình 3.5 minh hoạ việc các NHTMNN cấp tín dụng vượt 15% vốn tự có cho Dự án thuỷ điện Huội Quảng (Sơn La) của Tập đoàn điện lực VN (EVN). EVN cùng 3 NHTMNN là VCB, BIDV và Agribank đều thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, Chính phủ chỉ định các NH này cho vay dự án của EVN. Do quy mơ dự án q lớn nên Chính phủ cho phép các NH cho vay vượt 15% vốn tự có. Để cho vay 1 khách hàng 10.500 tỷ đồng, vốn tự có của NH phải đạt 70.000 tỷ đồng, trong khi tại VN chưa có NHTM nào vốn tự có đạt trên 30.000 tỷ đồng.

16 Thơng tư 13 có hiệu lực từ tháng 10 năm 2010, đã dẫn

Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN

Nguồn: Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Bình Minh (2009)

Việc hạn chế tín dụng cấp cho một khách hàng là một thông lệ giám sát quốc tế nhằm bảo vệ các NH khỏi nguy cơ phá sản do hậu quả của việc cấp tín dụng quá lớn cho một dự án không hiệu quả hoặc một khách hàng vay vốn phá sản. Đây là một khung giám sát quan trọng mà các NHTM luôn phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Vi phạm khung giám sát sẽ dẫn đến hậu quả là các khoản nợ xấu về sau mà NH phải gánh chịu. Vinashin là một minh chứng. Với sự cho phép của Chính phủ, riêng BIDV đã cho Vinashin vay tới 6600 tỷ đồng vượt 15% vốn tự có của ngân hàng20

. Hiện tổng dư nợ của Vinashin tại BIDV là 5000 tỷ (sau khi chuyển qua Vinalines 1600 tỷ). Với tổng dư nợ này, BIDV phải trích dự phịng rủi ro tới 4500 tỷ (dự kiến 1500 tỷ trong năm 2011 và 3000 tỷ trong năm tiếp theo), tương đương 90% tổng giá trị khoản nợ.21 Hơn thế nữa, NHTMNN được phép “treo” các khoản nợ xấu này thay vì phải cơng bố chính thức là nợ xấu trong báo cáo tài chính và cịn được trích lập dự phịng rủi ro tùy theo khả năng tài chính.

Dư nợ cho vay của các DNNN lớn hiện đã lên tới 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% dư nợ cả nước, trong đó dư nợ của 12 Tập đồn kinh tế Nhà nước là 218.000 tỷ đồng.22

Chỉ riêng một Vinashin không trả được nợ vay đã làm 38 NH chủ nợ gặp khó khăn,23

trong đó HBB đã phải sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).24

Vì vậy, để đảm bảo an

20 Theo Báo cáo tài chính BIDV năm 2011, tại thời điểm 31/12/2011 vốn của BIDV là 24000 tỷ đồng

21 Tú Uyên-Minh Đức (2011). 22 An Huy (2012).

23 Minh Đức (2010).

24

Nhật Minh (2012).

Cho vay tối đa 13.314 tỷ đồng Cho vay tối đa

12.486 tỷ đồng Nhà nước Agribank BIDV VCB EVN Dự án thủy điện Huội Quảng

Cho vay tối đa 10.530 tỷ đồng Chủ đầu tư dự

toàn hoạt động cho các NHTMNN cũng như toàn hệ thống NH, các quy định bảo đảm an toàn hoạt động phải được các NH tuân thủ.

Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, hình thành một tâm lý ỷ lại tại các NHTMNN. Các NH này nếu có khó khăn về thanh khoản sẽ dễ dàng được NHNN hỗ trợ bằng việc cho vay tái cấp vốn. Như vậy cùng với giới hạn về cấp tín dụng và vốn, khung giám sát về thanh khoản và nợ xấu cũng đã bị vơ hiệu hố do mối quan hệ SHC giữa NHTMNN và DNNN. Điều này cho thấy NHNN, khi ban hành khung giám sát, đã có hướng mở cho một số ngoại lệ không tuân thủ và các giao dịch của NHTMNN chiếm số lượng không nhỏ.

Xét ở khía cạnh khác, việc được sở hữu bởi nhà nước đã giúp cho các NHTMNN không phải tuân thủ khung giám sát. Do đó các NH này khơng nhất thiết phải sở hữu các NHTM khác để lách luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)