Kế hoạch dự phòng thanh khoản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 49 - 52)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

2.2 Thực trạng quản trịrủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đôn gÁ

2.2.3.2 Kế hoạch dự phòng thanh khoản:

 Xây dựng cung cầu thanh khoản:

Số liệu cung và cầu thanh khoản được DongA Bank xây dựng để quản lý, giám sát và đưa ra các quyết định thanh khoản hằng ngày. Trong các số liệu này có những số liệu căn cứ theo các quy định cụ thể của Hội đồng ALCO, có những số liệu căn cứ vào phân tích số liệu lịch sử hoặc tính chất của số liệu đó, cụ thể như sau:

- Cung thanh khoản:

o Tiền mặt tại quỹ, vàng, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán tại các TCTD: 100% được phân bổ vào dãy kỳ hạn 1 ngày.

o Tín phiếu và trái phiếu chính phủ: phân bổ 5% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 15% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn > 6 tháng.

o Các khoản cho vay: Phân bổ phần trả nợ đúng hạn theo đúng kỳ hạn gốc; phần trả nợ không đúng hạn phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 2 năm, 20% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 3 năm.

o Dự thu lãi và các khoản phải thu khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này coi như có kỳ hạn > 6 tháng và không đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Dự phòng rủi ro: Phân bổ 50% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này coi như có kỳ hạn > 6 tháng và khơng đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác, Giấy tờ có giá khác, Các khoản mục ngoại bảng giữ nguyên theo dữ liệu gốc.

o Huy động vốn mới kể cả phát hành giấy tờ có giá: dự đốn doanh số huy động vốn mới tương ứng với các dãy kỳ hạn dựa trên số liệu lịch sử phát sinh của các năm trước tương ứng với các dãy kỳ hạn, trường hợp có biến động bất thường sẽ điều chỉnh mức dự đoán phân bổ.

- Cầu thanh khoản:

o Tiền gửi kỳ hạn của tổ chức, cá nhân, Kho bạc Nhà nước và các TCTD khác: phân tích số liệu lịch sử và thông tin cập nhật từ phía khách hàng, xác định lượng tiền ổn định và lượng tiền không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn. Lượng tiền ổn định có kỳ hạn trên 6 tháng được phân bổ 50% vào dãy kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng, 50% vào dãy kỳ hạn trên 1 năm. Lượng tiền gửi không ổn định được phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng.

o Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, Giấy tờ có giá đến hạn: lượng tiền ổn định được phân bổ vào dãy kỳ hạn theo đúng ngày đến hạn, phần không ổn định được phân bổ 20% vào dãy kỳ hạn 1 ngày, 30% vào dãy kỳ hạn từ 2 đến 7 ngày, 50% vào dãy kỳ hạn từ 8 ngày đến 1 tháng.

o Dự chi lãi và các khoản phải trả khác: phân bổ 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, 25% giá trị vào dãy kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng, 50% giá trị của khoản mục này được coi như có kỳ hạn trên 6 tháng và khơng đưa vào báo cáo cung cầu thanh khoản.

o Tiền gửi có kỳ hạn, vay của các TCTD khác, vay NHNN, Bộ Tài chính, các khoản mục ngoại bảng: giữ nguyên theo dữ liệu gốc.

o Cho vay mới khách hàng: thu thập dữ liệu về lịch sử giải ngân các dự án, dự báo các khoản vay mới phát sinh trong tương lai.

 Xây dựng các kịch bản thanh khoản:

với các mức độ rủi ro khác nhau. Đối với từng kịch bản, ngân hàng xây dựng lại Bảng cung cầu thanh khoản, xác định được độ lệch thanh khoản và trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới là dư thừa hay thiếu hụt. - Các giả định về sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài cũng được đưa vào để đảm bảo các kịch bản được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của mơi trường kinh doanh, bao gồm các giả định thay đổi về lãi suất, về tỷ giá, về môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP, thay đổi chính sách tiền tệ… - Nội dung của từng kịch bản:

o Kế hoạch cho vay mới.

o Khả năng huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá từ các tổ chức, cá nhân, các tổ chức tín dụng khác.

o Khả năng chuyển đổi các tài sản khác thành tiền mặt, gồm: tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…

o Khả năng vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

o Khả năng thực hiện hợp đồng repo ( bán chứng khốn có cam kết mua lại)  Giải pháp xử lý cho các trạng thái thanh khoản:

- Giải pháp xử lý khi thừa thanh khoản:

Hội đồng ALCO đưa ra các quyết định cho các phòng ban liên quan thực hiện, bao gồm: Tăng cường cho vay; mua các giấy tờ có giá do Chính phủ, NHNN và các TCTD khác phát hành, các trái phiếu Chính phủ; thực hiện cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Giải pháp xử lý khi thiếu hụt thanh khoản:

Hội đồng ALCO kết hợp với Phòng Quản lý nguồn vốn và Phòng Quản trị rủi ro thanh khoản để đưa ra các quyết định xử lý khi thanh khoản bị thiếu hụt tùy thuộc vào diễn biến của thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm có được nguồn vốn an toàn và hiệu quả nhất, bao gồm:Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở , nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn với NHNN; vay các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng; sử dụng tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN; hạn chế cho vay mới và có các chương trình để thu hút nguồn vốn huy

động mới; bán các loại chứng khoán đang nắm giữ; vay NHNN bằng cách cầm cố các khoản vay của khách hàng hoặc các hợp đồng cho vay liên ngân hàng. - Nguyên tắc xử lý rủi ro ở mức báo động:

Khi xảy ra rủi ro thanh khoản ở mức 1 sẽ do Phòng Quản lý nguồn vốn xử lý; khi xảy ra rủi ro thanh khoản từ mức 2 trở lên sẽ do hội đồng ALCO ra quyết định cho Phòng Nguồn vốn xử lý.

o Mức 1: Tài sản có thanh tốn ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 2% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,2 do với qui định hiện hành.

o Mức 2: Tài sản có thanh tốn ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 3% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,3 do với qui định hiện hành.

o Mức 3: Tài sản có thanh tốn ngay dưới mức qui định hiện hành của NHNN 4% với tất cả các kỳ hạn; tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản nợ đến hạn thanh toán 7 ngày tiếp theo dưới mức 0,4 do với qui định hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 49 - 52)