Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 72 - 73)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

3.3 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước

3.3.2 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD:

- Việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập các TCTD với nhau để tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng yếu hoặc để phân chia khu vực, lĩnh vực hoạt động như ngân hàng nông thôn, ngân hàng thành thị, ngân hàng phát triển nhà... Có thể tiến hành theo phương án sáp nhập các ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu hoặc sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau.

- Cơ sở của việc hợp nhất, mua bán và sáp nhập là các bên cùng có lợi, do đó để thực hiện điều này cần có những bước đi, kế hoạch cụ thể cũng như những hỗ trợ của Chính phủ và NHNN.

- Bên cạnh đó, NHNN cần có chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồiđầu tư vào lĩnh vực tài chính như tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng trong nước.

Phân loại, xếp hạng các TCTD:

NHNN cần đưa ra các tiêu chí để phân loại, xếp hạng các TCTD và có các chính sách quản lý, giám sát riêng đối với từng nhóm. Đặc biệt là khi hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, NHNN cần phân loại các TCTD theo mức độ thiếu hụt thanh khoản khác nhau và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho từng nhóm ngân hàng. Tránh tình trạng các nguồn hỗ trợ thanh khoản chỉ đến được với các ngân hàng

mạnh, còn các ngân hàng yếu kém hơn phải trả chi phí cao hơn thơng qua việc vay lại các ngân hàng mạnh trên thị trường liên ngân hàng.

Xử lý nợ xấu

Bản chất của vấn đề rủi ro thanh khoản trong thời gian qua là nợ xấu. Nợ xấu khiến ngân hàng không thu được nợ trở thành gánh nặng không chỉ cho ngân hàng mà nó cịn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm tắc nghẽn nền kinh tế. Xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, trong đó quan trọng nhất việc xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu để có biện pháp xử lý. Khi nợ xấu ở mức cho phép thì trách nhiệm chính trong việc xử lý nợ xấu thuộc về các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Tuy nhiên khi nợ xấu ở mức báo động thì phải cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và NHNN như tái cấp vốn, ứng vốn hoặc xử lý nợ thông qua Công ty mua bán nợ quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 72 - 73)