Từng bước giải quyết vấn đề sở hữu chéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 73 - 75)

2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

3.3 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước

3.3.3 Từng bước giải quyết vấn đề sở hữu chéo

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua bị tác động nhiều từ việc sở hữu chéo. Trong ngắn hạn, sở hữu chéo làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng nhưng về lâu dài nếu khơng có các chính sách quản lý và giám sát thì vấn đề sở hữu chéo mang lại nhiều hệ lụy khó lường cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Sở hữu chéo trong ngân hàng hiện nay tồn tại dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là ngân hàng này sở hữu ngân hàng kia, còn gián tiếp là việc một nhà đầu tư sở hữu từ hai ngân hàng trở lên.

Sở hữu chéo tại ngân hàng có mặt tích cực là giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, cơng nghệ, mở rộng quy mô…Tuy nhiên trong mơi trường kinh tế có nhiều bất ổn, cạnh tranh khơng lành mạnh thì vấn đề này đã tạo ra cho những rủi ro trong an tồn hoạt động của ngân hàng.

 Thơng qua sở hữu chéo, cổ đơng của ngân hàng A có thể vay tiền từ ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại, chính điều này tạo ra tình trạng

tăng vốn ảo cho các ngân hàng để lách các quy định về vốn của NHNN, và một khi nền kinh tế có những biến động tiêu cực thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất hiện.

 Sở hữu chéo cịn làm bóp méo các số liệu trong hoạt động của ngân hàng và làm vơ hiệu hóa các quy định về giới hạn cấp tín dụng cũng như các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng.

 Ngồi ra sở hữu chéo cịn có thể dẫn tới các giao dịch bất chính, phi thị trường như chuyển giá, trốn thuế. Doanh nghiệp có những quyết định khơng vì hồn tồn vì lợi ích của doanh nghiệp, của cổ đơng mà chỉ theo lợi ích của một nhóm người. Đặc biệt là đối với hình thức sở hữu chéo gián tiếp, bằng cách mua cổ phần tại ngân hàng này và thế chấp vay ở ngân hàng khác để lấy tiền tiếp tục mua cổ phần của ngân hàng này thì nhà đầu tư đã chi phối được hoạt động của ngân hàng với mục đích cá nhân dù với số vốn ban đầu thấp hơn nhiều so với thực tế.

 Quan trọng hơn, khi một ngân hàng gặp rủi ro về hoạt động, đặc biệt là rủi ro thanh khoản xảy ra thì sẽ kéo theo hàng loạt các ngân hàng cũng như các bên liên quan đứng trước những rủi ro tương tự. Nếu các ngân hàng khơng có bộ máy quản trị thanh khoản tốt thì nguy cơ sụp đổ tồn hệ thống là điều tất yếu. Từ những rủi ro mà vấn đề sở hữu chéo mang lại như phân tích ở trên, thiết nghĩ Chính phủ, NHNN và hệ thống ngân hàng cần có những biện pháp để hạn chế những thiệt hại này. Tuy nhiên, sự buông lỏng quản lý của Nhà nước trong thời gian dài cũng như sự phức tạp của vấn đề này đã tạo ra một ma trận sở hữu chéo mà muốn giải quyết cần có thời gian và kế hoạch đồng bộ từ nhiều phía.Nhà nước cần có các quy định về sử dụng vốn đúng mục đích, các quy định này khơng chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước mà còn với các tổ chức kinh tế cũng như các ngân hàng, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, sai mục đích vì lợi ích cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng đông á (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)