Bộ dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam giai đoạn 2005 2011 (Trang 28 - 30)

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp sẽ phục vụ rất tốt cho nghiên cứu. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không dễ dàng do những hạn chế về thời gian và tài chính. Trong q trình học mơn Phương pháp nghiên cứu, Thầy Phạm Khánh Nam giới thiệu một số bộ dữ liệu thứ cấp có thể phục vụ tốt cho cơng tác nghiên cứu, trong đó có bộ dữ liệu Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể từ đây sẽ gọi là "bộ dữ liệu SME").

3.1.1 Giới thiệu bộ dữ liệu SME

Đây là kết quả khảo sát từ chương trình hợp tác giữa Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Khoa Kinh tế (DoE) của Trường Đại học Copenhagen, cùng với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam lên kế hoạch và thực hiện (CIEM, 2010). Năm 2011 có thêm sự tham gia của Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới thuộc Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER)(CIEM, 2012).

Đối với năm 2009 và 2011, cuộc điều tra được tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn sâu trong các tháng 6, 7, 8 với hơn 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động trong khu vực chế biến. Điều tra được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An (CIEM, 2010, 2012). Báo cáo 2009, 2011 cũng được xây dựng dựa trên những doanh nghiệp đã được phỏng vấn vào các năm 2005 và 2007. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ sử dụng mẫu của cuộc điều tra bao gồm xấp xỉ 2.500 doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp được điều tra lặp lại từ năm 2005. (CIEM, 2010, 2012).

3.1.2 Chọn mẫu bộ dữ liệu SME

Tổng mẫu các doanh nghiệp chế biến ngoài quốc doanh tại 10 tỉnh thành được lựa chọn dựa trên hai nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO): Điều tra

cơ sở từ năm 2002 và Điều tra công nghiệp 2004-2006. Các công ty liên doanh bị loại khỏi mẫu do mức độ tham gia lớn của Chính phủ và nước ngồi vào cơ cấu sở hữu. Tổng mẫu với gần 170 ngàn doanh nghiệp, trong đó hộ gia đình chiếm trên 90% (CIEM, 2012).

Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách tổng mẫu các doanh nghiệp chế biến ngoài quốc doanh. Có một số doanh nghiệp cho biết họ không phải là doanh nghiệp chế biến (khoảng 20 doanh nghiệp) mặc dù hồ sơ chính thức liệt kê là doanh nghiệp chế biến. Có sự tham gia của doanh nghiệp hộ gia đình khơng đăng ký kinh doanh nhưng vẫn hoạt động song hành với các doanh nghiệp chính thức. Chỉ có 2/3 số doanh nghiệp được phỏng vấn là hộ gia đình so với 90% trong tổng mẫu; điều này có nghĩa là số lượng doanh nghiệp khơng phải hộ gia đình nhiều hơn so với yêu cầu của mẫu điều tra. (CIEM, 2012).

Từ các bộ dữ liệu, ghi nhận số lượng doanh nghiệp được khảo sát (quan sát): năm 2005 có 2.821 quan sát; năm 2007 có 2.635; năm 2009 có 2.659; và năm 2011 có 2.552 (CIEM, 2005, 2007, 2009, 2011).

3.1.3 Bộ dữ liệu cho báo cáo phân tích

Bộ dữ liệu dùng cho phân tích được rút ra từ bộ dữ liệu SME (Phụ lục PL.00):

 Bộ dữ liệu SME 2005 có 2.821 quan sát.

 Bộ dữ liệu SME 2007 có 2.635 quan sát, trong đó số quan sát có trong cả hai 2005, 2007 là 2.298 quan sát.

 Bộ dữ liệu SME 2009 có 2.659 quan sát, trong đó số quan sát có trong cả ba 2005, 2007, 2009 là 1.852 quan sát.

 Bộ dữ liệu SME 2011 có 2.552 quan sát, trong đó số quan sát có trong cả bốn 2005, 2007, 2009, 2011 là 1.459 quan sát.

 Loại bỏ một số quan sát thiếu giá trị ở một số biến, tổng cộng 5 quan sát. Như vậy, có được bộ dữ liệu bảng cân đối (balanced panel) gồm 1.454 quan sát dùng cho phân tích (Phụ lục PL.01).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đào tạo ngắn hạn lao động đang làm việc đến kết quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam giai đoạn 2005 2011 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)