4.1.1 Các biến trong bảng dữ liệu
Bảng 4.1 trình bày thống kê mơ tả các biến có trong bộ dữ liệu khảo sát. Số doanh nghiệp quan sát trong dữ liệu bảng cân đối (balanced panel) là 1.454; gồm 4 sóng tương ứng 4 đợt khảo sát 2005, 2007, 2009, 2011; tổng số quan sát là 1.454*4 = 5.816. Khi phân tích mức độ tăng trưởng thì chỉ cịn 3 sóng tương ứng tổng số quan sát là 1.454*3 = 4.362 (các biến TTVA, TTK, TTL, đo bằng chỉ số, là tỷ số giữa giá trị kỳ này so với kỳ trước, đã có đề cập trong mục 3.2). Biến đào tạo D cho thấy trung bình chỉ có 5% doanh nghiệp thực hiện đào tạo.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong bảng dữ liệu (Phụ lục PL.02) Tên biến Mô tả biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất VA Giá trị gia tăng, tỷ đồng 0,86 5,43 0,0008 306
TTVA Mức độ tăng trưởng VA, chỉ số 2,19 6,08 0 239
D Đào tạo ngắn hạn, dummy = 1 0,049 0,22 0 1
K Vốn, tỷ đồng 3,32 11,3 0,0003 312
L Lao động thường xuyên, người 13,9 26,4 1 500
TTK Tốc độ tăng K, chỉ số 5,13 35,2 0,003 1.745
TTL Tốc độ tăng L, chỉ số 1,17 1,95 0,02 100
Nguồn: tác giả
Hình ảnh phân bố giá trị mỗi biến (histogram, chỉ xem sơ bộ bên ngồi chứ khơng in ra đây), cũng như kiểm định phân phối chuẩn của mỗi biến bằng kiểm định độ lệch (skewness = 0), và độ nhọn (kurtosis = 3) cho thấy phân phối của mỗi biến có sự sai lệch lớn so với phân phối chuẩn, cho nên chuyển dạng biến sang dạng logarit tự nhiên có thể sẽ tốt hơn.
4.1.2 Các biến sử dụng trong các mơ hình hồi quy
Hình 4.1 biểu diễn phân bố giá trị, cịn bảng 4.2 trình bày thống kê mô tả các biến sử dụng trong các mơ hình hồi quy.
Hình 4.1 Biểu đồ phân phối giá trị các biến (Phụ lục PL.02)
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến sử dụng trong các mơ hình hồi quy (Phụ lục PL.02)
Tên biến Trung
bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Skew- ness Kur- tosis
ln(giá trị gia tăng), lnVA, ln(nghìn đồng)
12,1 1,62 6,74 19,5 0,37 3,1
ln(mức độ tăng trưởng VA), lnTTVA, ln(chỉ số)
0,31 0,87 -6,43 5,48 0,05 5,7
Đào tạo cùng thời kỳ, D, dummy 0,049 0,22 0 1 4,18 18,4
Đào tạo trong kỳ trước, D0, dummy 0,046 0,21 0 1 4,32 19,6 ln(vốn), lnK, ln(nghìn đồng) 13,4 1,89 5,7 19,6 -0,03 2,7
ln(lao động), lnL, ln(người) 1,85 1,14 0 6,21 0,70 3,1 ln(mức độ tăng K), lnTTK, ln(chỉ số) 0,43 1,28 -5,72 7,46 0,31 5,1 ln(mức độ tăng L), lnTTL, ln(chỉ số) -0,061 0,60 -3,91 4,61 -0,03 7,4
Nguồn: tác giả
Giá trị skewness và kurtosis trong bảng 4.2 cũng như sự phân bố giá trị các biến trong hình 4.1 cho thấy phân phối các biến không khác nhiều so với phân phối chuẩn, cho nên các biến sử dụng (dạng logarit tự nhiên) là chấp nhận được cho các mơ hình hồi quy tuyến tính đã chọn.
Kiểm định sơ bộ giá trị trung bình các biến phụ thuộc cho thấy giá trị gia tăng VA có chênh lệch giữa hai trường hợp doanh nghiệp có đào tạo và khơng có đào tạo với mức ý nghĩa 1%; trong khi kiểm định sơ bộ giá trị trung bình tăng trưởng giá trị gia tăng TTVA không thấy có sự chênh lệch trong trường hợp đào tạo kỳ trước và cùng thời kỳ, giả thuyết H0 về sự bằng nhau của tăng trưởng giá trị gia tăng không bị bác bỏ (Phụ lục PL.02).