4.1. Giải pháp cơng trình
4.1.5. Phân tích chi phí – lợi ích
Với suất chiết khấu 7,37%, chi phí tài chính của dự án tại thời điểm năm 2009 bằng 695,38 triệu USD. Đây là chi phí trực tiếp dự án phải bỏ ra. Tuy nhiên, xét trên góc độ nền kinh tế, chi phí cho dự án cịn cao hơn. Do dự án chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngồi, nên làm tăng chi phí của nền kinh tế thơng qua phí thưởng ngoại hối. Chi phí xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, như vậy tác động của tỷ giá sẽ làm cho chi phí kinh tế cao hơn chi phí tài chính. Căn cứ vào tư vấn của một số chuyên gia thẩm định, tác giả đề xuất sử dụng hệ số chuyển đổi tài chính sang kinh tế cho dự án ở mức 1,05.
Kết quả, chi phí và lợi ích kinh tế của dự án như Bảng 4.7:
Bảng 4.7: Chi phí – lợi ích của dự án xây dựng đê biển
Đơn vị: triệu USD
Chi phí ( C) Lợi ích (B) B-C 730,14 759,97 29,83 Nguồn: Tác giả tính tốn
Theo nguyên tắc phân tích CBA, phương án có lợi ích lớn hơn chi phí thì thực hiện. Dự án xây dựng đê biển có lợi ích rịng dương bằng 29,83 triệu USD, nên cần được thực hiện. Kết quả phân tích độ nhạy bằng mô phỏng Monte Carlo cho thấy xác suất dự án khả thi là 72,20% (Phụ lục 5). Như vậy, xác suất để dự án khả thi là khá cao.
Xét trên góc độ ngành trồng lúa ĐBSCL, việc xây dựng đê biển ngăn mặn là cần thiết bởi lẽ xây dựng đê biển là giải pháp duy nhất để ngăn chặn NBD. Chúng ta phải lựa chọn, hoặc là đứng nhìn ĐBSCL với vựa lúa bạt ngàn bị chìm trong nước biển hoặc là xây dựng một con đê biển kiên cố để ngăn chặn. Lợi ích của đê biển khơng chỉ có ý nghĩa với ngành trồng lúa, mà cịn có ý nghĩa to lớn với ngành thủy sản, cũng là ngành bị tác động nặng nề do NBD. Khơng những thế, đê biển cịn bảo vệ được nhà cửa, ruộng vườn và cả một nền văn minh miệt vườn của ĐBSCL. Rất nhiều các lợi ích to lớn mà tác giả cịn chưa tính tốn vào trong luận văn, đây cũng là một hạn chế của đề tài. Tuy nhiên, kết quả trên cũng đủ để thấy rằng, việc xây dựng một con đê biển là điều cần thiết và nên làm.
Để tận dụng lợi thế về nguồn lực tự nhiên ĐBSCL, thiết kế đê biển sẽ có bờ bao “mềm” là các khu rừng ngập mặn bao quanh đê để giảm tác động của sóng và triều cường. Bên trong đê biển cũng có thể xây dựng các hồ chứa nước ngọt đủ lớn để điều hòa nguồn nước ngọt và khử phèn. Các hồ chứa này sẽ tích nước trong mùa nước nổi, giảm tác động của lũ và xả nước trong mùa khô, cung cấp nước cho đồng ruộng và “thau chua rửa mặn”.
Đê biển bao quanh vùng ĐBSCL là một cơng trình vĩ mơ với tổng chiều dài 1.469km, vốn đầu tư lên đến 730,14 triệu USD. Thiết kế và xây dựng cơng trình này địi hỏi trình độ chun mơn cao và những kỹ thuật tiên tiến nhất. Có thể tham khảo kinh nghiệm từ một số cơng trình xây dựng đê biển thành công như Cơng trình Zuiderzee Vùng Đất Thấp (Hà Lan), Cơng trình Đê biển Seamangeum (Hàn Quốc), Cơng trình Đảo Dừa (Dubai), Cơng trình Đập Chắn Singapore.
Chất lượng của đê biển là điều vơ cùng quan trọng, cơng trình đê biển sẽ là một dự án chết nếu được triển khai vội vàng, không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ cần phải có nhiều nghiên cứu nữa để có thể đi đến dự án xây dựng đê biển ngăn mặn vĩ mô cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trước thực trạng BĐKH – NBD, kết hợp với dòng chảy từ thượng nguồn giảm, tầng nước ngầm suy kiệt làm đất sủi phèn lún thêm mặt bằng ĐBSCL vốn đã thấp hơn mặt biển, thì tác động nước biển dâng sẽ còn mạnh hơn nữa. Các nhà làm chính sách cần có tầm nhìn xa hơn trong việc hoạch định chiến lược.