Biểu đồ diện tích đất lúa ngập theo các kịch bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ (Trang 26)

Mô phỏng bằng bản đồ phân bố diện tích đất lúa bị ngập theo mực NBD 11cm, 30cm, 57cm và 100cm như được trình bày trong các hình bên dưới.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000

Diện tích đất lúa ngập theo các kịch bản

Kịch bản cao Kịch bản trung bình

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 11cm vào năm 2020:

Hình 3.3: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 11cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.3 cho thấy, khi NBD 11cm, 35 nghìn ha đất lúa sẽ bị nhấn chìm, tương đương với 2% diện tích đất lúa. Mức thiệt hại này vẫn chưa phải là đáng lo ngại đối với ngành trồng lúa. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vùng đất lúa bị ngập chủ yếu tập trung ở tỉnh Kiên Giang, là tỉnh có năng suất lúa lớn thứ ba ở vùng ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, 2009).

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 30cm vào năm 2050:

Hình 3.4: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 30cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.4 cho thấy, NBD 30cm, trên 134 nghìn ha đất lúa sẽ bị ngập dưới mực nước biển, tương đương với 7,2% diện tích đất lúa sẽ bị mất. Đây thực sự trở thành vấn đề đáng lo ngại. Trước nay, sản xuất lúa gạo là ngành chủ lực của vùng. Lợi thế của ngành dựa vào qui mô diện tích lúa. Sự sụt giảm 7,2% diện tích đất lúa sẽ làm lợi thế của vùng bị ảnh hưởng. Giá trị xuất khẩu cũng bị giảm. Hình 3.4 chỉ ra hai tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Kiên Giang và Sóc Trăng, là hai tỉnh có năng suất lúa cao của ĐBSCL (Tổng cục Thống

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 57 cm vào năm 2070:

Hình 3.5: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 57cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.5 cho thấy, NBD 57cm, trên 588 nghìn ha đất lúa sẽ bị ngập, tương đương với 31,6% diện tích đất lúa sẽ bị mất. Ngành trồng lúa của vùng bị thiệt hại nặng nề do mất đi một phần ba diện tích. Hầu hết các tỉnh đều có diện tích đất lúa bị ngập ở những qui mô khác nhau. Nghiêm trọng nhất là tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng. Lợi thế ngành trồng lúa dựa vào qui mô của vùng bị mất đi ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu lúa gạo và đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Bản đồ vùng đất lúa bị ngập khi NBD 100cm vào năm 2100:

Hình 3.6: Diện tích đất lúa bị ngập theo kịch bản nƣớc biển dâng 100cm

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên dữ liệu của Tổng cục Đất đai

Hình 3.6 cho thấy, NBD lên 1m, trên 1,2 triệu ha đất lúa sẽ bị ngập, tương đương với 65% diện tích đất lúa. Lúc này sản lượng lúa gạo khơng cịn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Tính tốn đơn giản với giả định năm 2100 nhu cầu tiêu dùng lương thực vẫn bằng năm 2009, cả nước sản xuất được 34 triệu tấn lúa, tiêu dùng 26 triệu tấn và xuất khẩu 8 triệu tấn (Wikipedia, 2013). Nếu ĐBSCL mất đi 65% diện tích đất lúa, thì sản lượng lúa chỉ cịn 6 triệu tấn, tổng sản lượng lúa cả nước còn 23 triệu tấn. Việt Nam sẽ lâm vào cảnh thiếu hụt lương thực và phải nhập khẩu từ nước ngồi. Thiệt hại do BĐKH gây ra khơng cịn riêng đối với ngành trồng lúa mà còn ảnh hưởng đến cả nước, đe dọa cuộc sống hàng triệu người và tác động đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia.

Những tính tốn ở trên đã minh chứng rằng, ngành trồng lúa sẽ bị thiệt hại nặng nề do NBD. Điều này cũng có nghĩa rằng, ngành trồng lúa có mức độ nhạy cảm cao với NBD.

3.3. Năng lực thích ứng của ngành trồng lúa với tác động nƣớc biển dâng

Để đánh giá năng lực thích ứng của một ngành trước tác động của BĐKH, cách tiếp cận nguồn lực tập trung phân tích 5 nhân tố, bao gồm con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính.

Nguồn lực con ngƣời

Vốn con người được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng của ngành trồng lúa trước tác động của NBD. Ngành trồng lúa đóng vai trị quan trọng trong khu vực ĐBSCL và có đến 70% dân số làm việc trong ngành này. Tuy nhiên, trình độ giáo dục và dân trí trong vùng lại rất thấp (Võ Hùng Dũng, 2012). Tỷ lệ biết chữ của trẻ em trên 10 tuổi là 87,9% thấp hơn mức trung bình cả nước là 89,5%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học và trên đại học, tất cả đều thấp nhất cả nước (Điều tra mức sống dân cư 2010, tr.83) (Phụ lục 6). Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thông tin và cách điều chỉnh hành vi để thích ứng với BĐKH (Phạm Khánh Nam, 2011)1.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng với BĐKH là nhận thức của người dân về BĐKH. Nhìn chung, người dân ĐBSCL chưa nhận thức đầy đủ về BĐKH. Chỉ có 71% người dân trồng lúa biết về BĐKH. Với những người biết về BĐKH, tần suất số lần tiếp cận thông tin cũng rất thấp2 .Người nghèo biết về BĐKH ít hơn người giàu. Rất nhiều người không nhận thức được nguyên nhân gây ra BĐKH. Đối với cán bộ chính quyền, hầu hết họ đều biết về BĐKH (98%). Họ có thơng tin sâu và chính xác hơn về BĐKH, nhưng vẫn cần phải cải thiện thêm (Kết quả phỏng vấn, dự án GIZ, 2010).

1

Phạm Khánh Nam dùng mơ hình Probit và chỉ ra trình độ học vấn của chủ hộ có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê (90%) với lựa chọn hành vi thích ứng với BĐKH.

2 Với những người từng nghe về BĐKH, chỉ có 41% số người được nghe 4 lần trong một tháng và khoảng 30% số người được nghe 1 lần trong một tháng, số còn lại được nghe 2 lần và 1 lần trong một năm (Kết quả phỏng vấn anh Huy Ngọc, Viện Khoa học XH, dự án GIZ, 2010).

Sản xuất lúa được coi là thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành này vẫn chưa cao (Võ Hùng Dũng, 2012, tr.32), chỉ số chun mơn hóa trong ngành sản xuất nơng nghiệp thậm chí cịn thấp hơn cả ngành dịch vụ (Vũ Thành Tự Anh, 2012). Yếu tố này làm trầm trọng hơn tác động của BĐKH đến thu nhập người dân trồng lúa. Các kỹ thuật và kỹ năng trồng lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời kết hợp với những chỉ dẫn của cán bộ địa phương về thời điểm gieo trồng, giống lúa, phân bón, tưới tiêu (Kết quả phỏng vấn, GIZ, 2010). Người nông dân chưa thực sự linh hoạt trong sản xuất và chậm áp dụng các tiến bộ cơng nghệ trong việc thích nghi với hồn cảnh mới.

Ở ĐBSCL, tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 20 – 24 là cao nhất với 1667,2 nghìn người, tiếp đến là lao động trong độ tuổi từ 24 – 29 với 1640,2 nghìn người (Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009). Như vậy, đa phần lao động của khu vực ĐBSCL là lao động trẻ và đang ở độ tuổi sung sức nhất. Yếu tố này có tác động tích cực đến năng lực thích ứng của người dân với BĐKH, khi mà ở Việt Nam lao động chân tay trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn là phổ biến.

Để xem xét nguồn lực con người có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực thích ứng của người dân ĐBSCL, phần trên vừa đánh giá dựa vào 4 yếu tố là trình độ học vấn, nhận thức về BĐKH, trình độ chun mơn trong sản xuất, sức khỏe của người lao động. Một yếu tố quan trọng tác động vào các yếu tố trên chính là thái độ của nhà nước thể hiện qua các chính sách và hỗ trợ tài chính.

Để nâng cao trình độ dân trí, nhà nước khơng ngừng tăng cường đầu tư cho hoạt động giáo dục. Tỷ trọng của chi cho sự nghiệp giáo dục đã tăng từ mức 42,6% trong năm 2000 lên tới 50,5% vào năm 2009 trong tổng chi ngân sách. Trong năm 2009, tỷ trọng chi cho giáo dục chiếm 50,5%, còn lại 49,5% là chi cho y tế, khoa học cơng nghệ và chi khác (Bộ Tài chính, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2008) (Phụ lục 2). Điều này chứng tỏ mức độ ưu tiên hàng đầu của nhà nước dành cho giáo dục ở ĐBSCL.

Để nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH, nhà nước chủ trương đưa nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể xã hội; vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; lên chương trình

hàng ngày cho các phương tiện truyền thông đại chúng; đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về ứng phó với BĐKH3

.

Nguồn lực xã hội

Vốn xã hội có thể giúp tăng cường trao đổi thơng tin về cơng nghệ mới, có thể đóng vai trị là nguồn cung cấp tài chính khi kênh cung cấp tài chính chính thức bị giới hạn hoặc có thể giúp tăng cường hoạt động hợp tác để vượt qua các nghịch lý xã hội. Nhưng ở ĐBSCL, vốn xã hội có vai trị mờ nhạt trong việc hỗ trợ người dân trồng lúa thích ứng với BĐKH. Nữ giới là đối tượng quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng là đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Vai trò của Hội Phụ nữ trở nên quan trọng khi họ giúp chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và thông tin trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, Hội Phụ nữ ở ĐBSCL chưa phát huy được vai trị của mình. Tương tự, các hiệp hội khác cũng có vai trị tối thiểu đối với hành vi thích ứng với BĐKH của người dân trồng lúa vùng ĐBSCL. Điều này có nghĩa đầu tư cá nhân vào các biện pháp thích ứng với BĐKH như thay đổi thời điểm canh tác, thay đổi giống cây trồng, thay đổi biện pháp canh tác hiện tại không được và không cần sự trợ giúp của mạng lưới lan tỏa thông tin hay trợ giúp tài chính (Phạm Khánh Nam, 2011).

Tính liên kết trong cộng đồng không được chặt chẽ. Trong hoạt động sản xuất lúa gạo, người dân vẫn sản xuất ở qui mô nhỏ lẻ, không thống nhất giữa giống lúa và phương thức canh tác. Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo còn tồn tại nhiều mắt xích yếu dẫn đến lợi ích mang lại chưa cao. Mạng lưới từ sản xuất đến thu mua, xay sát, phân phối và xuất khẩu cịn chưa hình thành một liên kết chặt chẽ và có tính kỷ luật cao, vì vậy, ln ln phát sinh những vấn đề như phá bỏ hợp đồng, kiện tụng. Điều này lại càng gây bất lợi lớn cho ngành trồng lúa khi mà tác động của BĐKH sẽ làm cho sản lượng bấp bênh, chất lượng hạt lúa thay đổi, giống lúa thay đổi và việc canh tác lúa trở nên khó khăn.

Các hệ thống cảnh báo sớm chưa được chú trọng trước kia nay cần tăng cường hơn nữa bởi nó sẽ làm tăng khả năng phản ứng trước các diễn biến bất thường của BĐKH.

3

Nhà nước cũng có một số chương trình triển khai nhằm phát triển các tổ chức, hiệp hội ở ĐBSCL, thúc đẩy liên kết trong cộng đồng, tuy nhiên, sự quan tâm và hỗ trợ này cịn rất nhỏ để có thể phát triển nguồn lực xã hội ở đây.

Nguồn lực tự nhiên

Rừng ngập mặn (RNM) có vai trị rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng hệ sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển, đồng thời bảo vệ sự ổn định của vùng đới bờ biển. ĐBSCL có trên 166 nghìn ha RNM, trong đó, diện tích RNM phân bố dọc theo đê biển là 37 nghìn ha và bao phủ được 792 km đê biển trên tổng số 1259 km đê của ĐBSCL (MARD, 2008). RNM khơng những giúp người dân ĐBSCL có được nguồn lợi về sinh kế mà còn giúp họ giảm nhẹ các tác động của BĐKH và NBD. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn cịn khoảng 38 nghìn ha diện tích chưa được trồng RNM (MARD, 2008). Diện tích RNM ở ĐBSCL thời gian gần đây liên tục tăng lên từ 82,369 ha năm 2002 lên 166,282 ha năm 2008, tuy nhiên vẫn còn kém xa con số 250,000 ha vào năm 1950 (Trần Thị Hồng Sa, 2008 và MARD, 2008). Theo kết quả phỏng vấn từ Ban Quản lý RNM Cần Giờ, các dải rừng ngập mặn phân bố dọc ven biển, ở những vùng bãi bùn ngập mặn. Trước đây, rừng ngập mặn trải dài suốt dọc bờ biển, nhưng hiện nay diện tích rừng ngập mặn đang bị suy thối và giảm đi rất nhiều về số lượng và chất lượng.

Tài nguyên nước ngọt vùng ĐBSCL là vô cùng phong phú. Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất lúa diễn ra quanh năm. Nước được phân bố thông qua hệ thống sơng ngịi và kênh rạch chằng chịt. Nhưng hiện nay, nguồn nước ngọt đã suy giảm nhiều so với trước do việc xây dựng các đập thủy điện trên dịng sơng chính của sơng Mekong và sự sụt giảm nguồn nước ngầm. Tại một số thời điểm, nước ngọt không đủ cung cấp cho việc tưới tiêu. Không những vậy, sự suy giảm nguồn nước ngọt nội địa còn làm cho nước mặn tiến sâu hơn vào nội đồng và tác động NBD càng trở nên nghiêm trọng.

Quỹ đất cho hoạt động trồng lúa vùng ĐBSCL ngày càng bị thu hẹp do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đất trồng lúa một phần được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, xây dựng khu công nghiệp, trồng các loại cây hoa màu và cây khác. Đất hoang có thể khai phá

để trồng lúa cũng khơng cịn. Tác động của NBD sẽ càng làm cho quỹ đất trồng lúa bị thu hẹp lại. Tài nguyên đất lúa có độ linh hoạt thấp.

Ý thức được vai trò của RNM ở ĐBSCL, nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chương trình trồng mới RNM, giao khoán RNM cho các tổ chức, các hộ dân địa phương để quản lý và bảo vệ. Nhà nước còn xây dựng các dự án bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, dự án quản lý bền vững hệ sinh thái RNM. Mục tiêu là không những bảo tồn được những khu RNM hiện có mà cịn trồng mới và phát triển các khu rừng cũ. Tuy nhiên, cơng tác tổ chức quản lý RNM cịn chưa được tốt. Vùng lõi của các khu RNM được bảo vệ an tồn, nhưng vùng đệm thì hầu như bị xâm hại. Diện tích rừng cũng giảm xuống do bị khai thác để nuôi trồng thủy sản (Kết quả phỏng vấn).

Vấn đề tài nguyên nước ngọt vùng ĐSBCL là một trong những vấn đề quan trọng của quốc gia. Nguồn nước ngọt của ĐBSCL được cung cấp bởi sông Mekong. Là con sông lớn và chảy qua nhiều lãnh thổ, vấn đề chia sẻ nguồn nước giữa các lưu vực trên sông Mekong trở thành vấn đề nan giải. Nguồn nước ngọt tại sông Mekong đang bị kiểm soát và dần trở nên cạn kiệt từ các đập thủy điện của Trung Quốc. Đại diện của Việt Nam tại Ủy hội Sông Mekong (MRC) được nhà nước trao quyền để thương thỏa với các quốc gia có cùng lợi ích ở sơng Mekong trong các dự án xây dựng đập thủy điện, dự án chuyển nguồn nước trên dịng sơng chính, … nhằm đảm bảo lợi ích cốt lõi cho Việt Nam. Mặc dù MRC đạt được một số thành công, nhưng những vấn đề liên quan đến Trung Quốc vẫn không được giải quyết4.

Nhà nước cũng đã xác định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo đảm một diện tích lúa an tồn cho an ninh lương thực quốc gia trước xu hướng cơng nghiệp hóa diễn ra ồ ạt ở các tỉnh như hiện nay.

Nguồn lực vật chất

Vùng ven biển ĐBSCL đã xây dựng 450 km đê biển, 1290 km đê sông và khoảng 7000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven

4 MRC đã thành công trong việc ngăn chặn một số dự án xây dựng đập thủy điện của Lào (vd. Xayaburi), trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)