4.1. Giải pháp cơng trình
4.1.3. Lợi ích từ việc xây dựng đê biển
Theo Leovanrijn, việc xây dựng đê biển sẽ bảo vệ được phần đất liền bên trong đê trước tác động NBD. Đối với ngành trồng lúa, việc xây dựng đê biển sẽ bảo vệ được diện tích đất trồng lúa bên trong đê mà nếu khơng có đê biển nó sẽ bị ngập trong nước biển.
Như vậy, lợi ích của đê biển chính là lợi nhuận trồng lúa trên diện tích đất lúa bị ngập khi NBD. Dựa vào báo cáo của Phạm Lê Thông và cộng sự (2011) với sự điều chỉnh của Cục Trồng trọt (2010), lợi nhuận trung bình trên một hecta lúa là 12 triệu đồng (năm 2009). Nếu tính với giá cố định năm 2009, thì lợi nhuận trên một hecta lúa từ năm 2010 – 2110 sẽ chỉ phụ thuộc vào năng suất lúa.
Quan sát với chuỗi số liệu từ năm 1995 – 2011 về năng suất lúa ĐBSCL, tốc độ tăng năng suất lúa bình quân đạt 2,2%/năm. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất lúa bao gồm giống, thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa), phân bón và đất. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2012) dựa vào mơ hình dự báo năng suất Cropwat, dự báo năng suất lúa sẽ đạt tối đa 8 tấn/ha. Giả định các yếu tố trên vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng năng suất lúa 2,2%/năm cho đến khi năng suất lúa đạt tối đa 8 tấn/ha, tại điểm dừng này, năng suất lúa sẽ không đổi trong suốt thời gian sau đó. Tuy nhiên, khí hậu là yếu tố mà con người không thể can thiệp. Tác động của BĐKH sẽ làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2012), tác động của BĐKH sẽ làm cho năng suất lúa vụ Đơng Xn giảm 0,49%, vụ Hè Thu giảm 1,3%, tính trung bình giảm 0,89%.
Tổng lợi nhuận trồng lúa một năm ở ĐBSCL sẽ bằng lợi nhuận của hai vụ lúa, với giả định trung bình vùng ĐBSCL canh tác hai vụ một năm.
Thiệt hại của ngành trồng lúa khi khơng có đê biển sẽ bằng lợi nhuận trồng lúa từ diện tích đất lúa bị ngập do NBD. Như vậy, lợi ích của việc xây dựng đê biển chính bằng thiệt hại của ngành trồng lúa khi NBD. Kết quả được thể hiện như Bảng 4.6:
Bảng 4.6: Lợi ích của đê biển
Nội dung Dòng Đơn vị 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2110
Năng suất lúa (NSL) 1 Tạ/ha 5.40 7.03 8.00 8.00 8.00 8.00 8.00
Tốc độ tăng NSL 2 % 2.20% 2.20% 0 0 0 0 0
Tốc độ tăng NSL khi có
BĐKH 3 % 1.31% 1.31% -0.89% -0.89% -0.89% -0.89% -0.89%
Lợi nhuận trồng lúa 4 Tr.đồng/ha 12.31 14.03 14.96 13.68 12.51 11.44 7.38
Diện tích đất lúa ngập 5 ha 0 36,9 48,9 84,6 173,3 366,6 1210,3
Thiệt hại ngành trồng lúa 6 Tỷ đồng/ha 0.00 1036.59 1462.79 2315.28 4336.17 8389.14 17870.4
Nguồn: Tác giả tính tốn
Bảng 4.6 thể hiện lợi ích của đê biển do ngăn chặn được NBD (theo kịch bản NBD 1m). Dòng 1, năng suất lúa tăng và đạt 8 tấn/ha vào năm 2028, các năm sau đó năng suất lúa dừng ở mức 8 tấn/ha. Dòng 2, tốc độ tăng năng suất lúa duy trì ở mức 2,2%/năm đến năm 2028, các năm sau đó bằng 0%. Khi có tác động của BĐKH, năng suất lúa tăng với tốc độ bằng dòng 2 trừ 0,89%. Thiệt hại trồng lúa (dịng 6) được tính bằng VNĐ theo giá cố định năm 2009, có thể qui đổi ra USD với tỉ giá 1 USD = 18.000 VNĐ.