Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Thấp Trung bình Cao

Nguồn lực con người X

Nguồn lực xã hội X

Nguồn lực tự nhiên X

Nguồn lực vật chất X

Nguồn lực tài chính X

Nguồn: Tác giả đánh giá

Hầu hết các nguồn lực đều được đánh giá ở mức độ thấp, riêng nguồn lực tự nhiên được đánh giá ở mức trung bình, khơng có nguồn lực nào được đánh giá ở mức cao. Tổng kết lại, năng lực thích ứng với NBD của ngành trồng lúa ĐBSCL được đánh giá ở mức thấp.

6 Dự thảo trước đó, đề án xác định tăng dần mức chi sự nghiệp môi trường từ 1% lên 2% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2020

3.4. Tổn thƣơng của ngành trồng lúa với tác động nƣớc biển dâng

Mức độ tổn thương của ngành trồng lúa với BĐKH được xác định dựa vào độ nhạy của ngành và năng lực thích ứng của ngành với BĐKH. Qua phân tích trên có thể thấy, năng lực thích ứng của ngành với tác động của BDKH – NBD thấp, trong khi, độ nhạy của ngành với tác động NBD rất cao. Do vậy, ngành sẽ có mức độ tổn thương cao với BĐKH – NBD.

Khung phân tích về tính dễ bị tổn thương chỉ ra ba giải pháp để ngành trồng lúa ứng phó với BĐKH, giảm tính tổn thương. Thứ nhất là giảm độ nhạy của ngành với BĐKH, thứ hai là nâng cao năng lực thích ứng của ngành với BĐKH, thứ ba là kết hợp cả hai. Giảm độ nhạy của ngành với BĐKH là điều khó khăn vì khơng có cách nào để di chuyển vùng trồng lúa của ĐBSCL đến nơi khác, hoặc làm cho BĐKH khơng cịn xảy ra nữa, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực thích ứng cho ngành. Dựa vào phân tích năm nguồn lực bên trên, các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho ngành trồng lúa với tác động NBD là (i) giải pháp cơng trình và (ii) giải pháp phi cơng trình.

Chƣơng 4

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CHO NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐBSCL 4.1. Giải pháp cơng trình

Để đối phó với sự xâm nhập của nước biển, các tỉnh ven biển ĐBSCL đều tự mình xây dựng đê biển ngăn mặn, sóng và thủy triều. Nhưng tất cả những cơng trình này đều được xây dựng từ rất lâu và có thiết kế khơng đảm bảo để thích ứng với điều kiện BĐKH. Đã có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng đê biển ngăn mặn kiên cố bao quanh tồn bộ khu vực ĐBSCL. Ngơ Thế Vinh và cộng sự (2011) đã thiết kế kế hoạch xây dựng “một con đê biển đa dụng ngăn mặn và; hai hồ chứa nước ngọt từ hai vùng trũng thiên nhiên là Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau”, “Con đê biển cũng sẽ là một hệ thống xa lộ vịng đai của ĐBSCL”.

Hình 4.1: Đê biển ngăn mặn bao quanh ĐBSCL

Nguồn: Ngô Thế Vinh và cộng sự, 2011

Nghiên cứu của Vo Thanh Danh (2012) chỉ ra rằng, việc xây dựng đê biển bao quanh khu vực ĐBSCL là cần thiết vì lợi ích mà nó mang lại lớn hơn chi phí xây dựng gấp nhiều lần.

Kết quả nghiên cứu của Vo Thanh Danh dựa vào phân tích chi phí – lợi ích (CBA) cho đê biển ở tỉnh Trà Vinh, từ đó suy ra cho cả khu vực ĐBSCL. Một trong những lợi ích của đê biển mà ơng tính tốn là ngăn chặn được sự giảm của năng suất lúa do đất bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, diện tích lúa bị nhiễm mặn lại do phỏng đốn mà có và ơng cũng sai lầm khi cho rằng nếu NBD (1m vào năm 2100) thì lúa chỉ bị giảm năng suất, thực chất là lúa sẽ chết và không thể canh tác được trên vùng ngập. Ơng cũng khơng có cơ sở trong việc cho rằng đê biển có thể ngăn chặn được bão và lũ.

Do hạn chế trong nghiên cứu của Vo Thanh Danh, nên tác giả tiến hành phân tích CBA cho việc xây dựng đê biển ở ĐBSCL. Chi phí xây dựng đê biển không đổi theo như báo cáo của ơng, nhưng lợi ích được tính theo quan điểm của tác giả. Cũng phải nói thêm rằng, do giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở ngành trồng lúa, nên những lợi ích khác đối với xã hội và dân cư chưa được tính đến.

4.1.1. Mơ tả về dự án xây dựng đê biển

Theo thiết kế, đê biển có tổng chiều dài 1469km bao quanh khu vực ĐBSCL, trong đó, đê biển có chiều dài 438km, đê cửa sơng có chiều dài 1031km. Đê biển sẽ đi qua 7 tỉnh ĐBSCL, chi tiết như Bảng 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu với ngành trồng lúa vùng đồng bằng sông cửu long và các giải pháp thích ứng luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)