Nội dung Dòng Đơn vị 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2110
Năng suất lúa (NSL) 1 Tạ/ha 5.40 7.03 8.00 8.00 8.00 8.00 8.00
Tốc độ tăng NSL 2 % 2.20% 2.20% 0 0 0 0 0
Tốc độ tăng NSL khi có
BĐKH 3 % 1.31% 1.31% -0.89% -0.89% -0.89% -0.89% -0.89%
Lợi nhuận trồng lúa 4 Tr.đồng/ha 12.31 14.03 14.96 13.68 12.51 11.44 7.38
Diện tích đất lúa ngập 5 ha 0 36,9 48,9 84,6 173,3 366,6 1210,3
Thiệt hại ngành trồng lúa 6 Tỷ đồng/ha 0.00 1036.59 1462.79 2315.28 4336.17 8389.14 17870.4
Nguồn: Tác giả tính tốn
Bảng 4.6 thể hiện lợi ích của đê biển do ngăn chặn được NBD (theo kịch bản NBD 1m). Dòng 1, năng suất lúa tăng và đạt 8 tấn/ha vào năm 2028, các năm sau đó năng suất lúa dừng ở mức 8 tấn/ha. Dịng 2, tốc độ tăng năng suất lúa duy trì ở mức 2,2%/năm đến năm 2028, các năm sau đó bằng 0%. Khi có tác động của BĐKH, năng suất lúa tăng với tốc độ bằng dòng 2 trừ 0,89%. Thiệt hại trồng lúa (dịng 6) được tính bằng VNĐ theo giá cố định năm 2009, có thể qui đổi ra USD với tỉ giá 1 USD = 18.000 VNĐ.
4.1.4. Lựa chọn suất chiết khấu
WB gợi ý nên sử dụng suất chiết khấu từ 3 – 8% (Gittinger, 1992, trích trong Trần Thục và cộng sự, IMHEN, tr.106), trong khi IPCC gợi ý suất chiết khấu 3%. Vo Thanh Danh (2012) sử dụng suất chiết khấu 3% cho dự án xây dựng đê biển ở ĐBSCL, và chạy độ nhạy với suất chiết khấu 5% và 8%. Trần Thục và cộng sự (IMHEN) sử dụng ba mức suất chiết
Vì đề tài tính tốn chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm kinh tế, nên suất chiết khấu sử dụng phải phản ánh chi phí vốn kinh tế của nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm tính tốn (năm 2009). Nguyễn Phi Hùng (2010) tính tốn chi phí vốn kinh tế của Việt Nam vào năm 2005 là 6,68%, năm 2006 là 8,24%, năm 2007 là 7,2%. Trên cơ sở này, tác giả đề nghị sử dụng suất chiết khấu là 7,37% cho dự án. Đây là giá trị trung bình cộng ba năm liên tiếp suất chiết khấu kinh tế của Nguyễn Phi Hùng như kể trên.
4.1.5. Phân tích chi phí – lợi ích
Với suất chiết khấu 7,37%, chi phí tài chính của dự án tại thời điểm năm 2009 bằng 695,38 triệu USD. Đây là chi phí trực tiếp dự án phải bỏ ra. Tuy nhiên, xét trên góc độ nền kinh tế, chi phí cho dự án cịn cao hơn. Do dự án chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài, nên làm tăng chi phí của nền kinh tế thơng qua phí thưởng ngoại hối. Chi phí xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, như vậy tác động của tỷ giá sẽ làm cho chi phí kinh tế cao hơn chi phí tài chính. Căn cứ vào tư vấn của một số chuyên gia thẩm định, tác giả đề xuất sử dụng hệ số chuyển đổi tài chính sang kinh tế cho dự án ở mức 1,05.
Kết quả, chi phí và lợi ích kinh tế của dự án như Bảng 4.7: