Một số kiến nghị với Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

Bảng 3 .2 Ma trận tương quan

Bảng 3. 3 : Tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lời

4.2 Một số giải pháp gợi ý

4.2.5 Một số kiến nghị với Nhà Nước

- Trong những năm qua, cơng bằng mà nói, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lắng nghe phản ánh của các doanh nghiệp thuỷ sản nhiều hơn. Các chính sách và giải pháp quản lý được đặt ra linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, chẳng hạn hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân nuôi trồng thủy sản, nhanh chóng tham gia làm thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU, khởi kiện ra WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng cách tính thuế chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế NK nguyên liệu thuỷ sản dành cho chế biến. Tuy nhiên theo tính tốn kim ngạch XK trong quy hoạch chế biến thủy sản XK giai đoạn 2011 - 2015 sẽ đạt 6,5 tỷ USD; sản lượng thủy sản chế biến XK đạt 1.620 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân lần lượt là: 7,63% và 4,66% năm. Đến giai đoạn 5 năm tiếp theo, giá trị kim ngạch XK và sản lượng chế biến XK cũng tăng lên tương ứng, đạt 8 tỷ USD và 1.900 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân là 4,24 và 3,24%/ năm. Như vậy, nếu tính theo quy hoạch, tốc độ tăng bình quân về giá trị kim ngạch XK là 5,92% và sản lượng thủy sản XK là 3,92%/năm. Tương tự, giá trị và sản lượng chế biến thủy sản nội địa trong 2 mốc 2015 và 2020 sẽ đạt 27.000 tỷ đồng; 780 ngàn tấn

49

và 34.210 tỷ đồng; 940 ngàn tấn. Do đó để đạt được những mục tiêu trên, trước mắt, đối với việc đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, xây dựng kho lạnh sản xuất và thương mại, nhà nước cần bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, các địa phương cần ưu tiên dành quỹ đất, trung ương cấp 30% vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng chợ thủy sản đầu mối quốc gia….Mặt khác Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính hơn nữa, đặc biệt là thị

trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn

phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể

đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ

dàng huy động vốn khi cần thiết.

- Hiện nay với việc khai thác tràn lan, khơng kiểm sốt khiến nguồn tài nguyên gần bờ có nguy cơ cạn kiệt. Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn cho phép; diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào ni

trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; môi trường sống của các loài thủy sinh vật

ở một số khu vực bị xâm hại, chất lượng có xu hướng ngày càng giảm. Bên cạnh đó,

“ý thức của ngư dân hiện nay không bằng trước đây, nhiều ngư dân ven biển phá hoại nguồn lợi thủy sản nên phải tăng cường các biện pháp hành chính để bảo vệ. Hơn nữa, tình trạng ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh, giá nhiên liệu đầu vào tăng

mạnh… đang đe dọa những người ni trồng thủy sản. Thêm vào đó , chiến lược

con giống cũng là hạn chế của công ty thủy sản Việt Nam. Hiện nay chỉ có nghêu và cá basa là chủ động nguồn giống trong nước, các sản phẩm nuôi khác đều phải nhập khẩu 100% nên giá đầu vào rất cao. Vì thế tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh thủy sản phát triển bền vững, Nhà nước cần có biện pháp giảm khai thác tàu thuyền ven bờ, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với ngư dân, giải quyết hiệu quả bài toán con giống cho nuôi trồng thủy sản tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)