Đặc trưng về công cụ

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 75 - 81)

V. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA VĂN HÓA THỜI ĐẠI KIM KHÍ – VĂN HÓA

c. Đặc trưng về công cụ

• Từ các địa điểm thuộc Văn hóa Gò Mun đã tìm thấy nhiều di vật gồm công cụ lao động, vũ khí, tàn tích thức ăn, vết tích nền nhà, bếp lò, mộ táng, những hố đất đen – có thể là hầm ngũ cốc, hố rác bếp.

• Những công cụ bằng đá vẫn được người Gò Mun tiếp tục chế tác và sử dụng. Các loại hình rìu chiếm số lượng lớn, trong đó loại rìu hình thang, hình tứ giác phổ biếnn nhất và một số rìu có vai có nấc từng tồn tại từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu.

• Người Gò Mun chế tác đồ trang sức từ những loại đá có màu sắc xanh, vàng nhạt, tạo nên những chiếc vòng tau, khánh đeo cổ, khuyên tai đá nhiều loại mặt cắt hình chữ P, chữ T, hình thoi, hình tam giác, hình thang tinh xảo, đẹp mắt.

Công cụ đá, đồ trang sức, dọi se chỉ văn hóa Gò Mun

• So với người Đồng Đậu, người Gò Mun đã hoàn chỉnh và nâng cao kĩ thuật luyện và đúc đồng. Nhiều đồ dồng được đúc từ khuôn hai mang và gia công thêm bằng kĩ thuật nguội. Loại hình công cụ và vũ khí đồng đa dangl

gồm rìu, giáo, lao, mũi tên, búa, dũa, đục, lưỡi câu..v.v... Đã xuất hiện một sô đồ trang sức

bằng đồng như vòng tay, khuyên tai, nhẫn, trâm cài...

Khuôn đúc đồng và một số công cụ đồng văn hóa Gò Mun Nguồn:

• Đồ gốm Gò Mun đạt đến đỉnh cao về kĩ thuật chế tác và trang trí hoa văn. Gốm được làm từ đất sét pha cát và một ít tạp chất khác. Đồ gốm chủ yếu làm bằng bàn xoay. Gốm được nung

trong lò chuyên dụng với nhiệt sộ 800 – 900 độ C nên rất cứng, không thấm nước, có màu xám đen hoặc màu hồng nhạt.

• Hoa văn trên gốm Gò Mun rất đặc sắc, được tạo theo cách quen thuộc truyền thống như đập lăn, in hoặc đắp nồi, khắc vạch. Nét nổi bật ở gốm Gò Mun là hoa văn trang trí theo mô típ hình học rõ ràng, gồm những đường gấp khúc, hay hình tam giác, hình chữ nhật... kết hợp với vòng tròn đơn tuyến hoặc

vòng tròn đồng tâm, thể hiện tư duy hình học và mĩ học cao, phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống của người Gò Mun.

Mảnh gốm Gò Mun

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(110 trang)