VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN a Niên đạ

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 53 - 63)

V. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA VĂN HÓA THỜI ĐẠI KIM KHÍ – VĂN HÓA

1. VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN a Niên đạ

a. Niên đại

Văn hóa Phùng Nguyên tồn tại từ khoảng cuối thiên nhiên kỉ thứ III đến đầu thiên nhiên kỉ II

(BP) và kết thúc vào khoảng nửa đầu thiên nhiên kỉ II BP

b. Phân bố

• Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên thuộc thôn Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1959. Sau 3 lần khai quật khảo cổ Phùng Nguyên và nhiều địa điểm khác tương tự như Phùng Nguyên ở vùng trugn du và đồng bằng Bắc Bộ, các nhà khảo cổ đã định danh được Văn hóa Phùng Nguyên.

• Các địa điểm thuộc Văn hóa Phùng Nguyên phân bố trong khu vục hợp lưu của các con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô và

sông Đáy. Đấy là vùng đất thuộc Phú Thọ, nam Vĩnh Phúc, đông bắc vùng Hà Tây cũ, Hà Nội và vùng nam Bắc Ninh. Các di tích nằm rải rác dưới chân đồi, núi, ven các con sông, suối, vùng trung du, hoặc trên những gò đất cao vùng châu thổ hay vùng ven biển Hải Phòng.

c. Đặc trưng công cụ

• Người Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao của kĩ thuật chế tác đá. Kĩ thuật mài, cưa đá phổ biến có thể tạo ra những công cụ và đồ trang sức hình dáng phong phú vừa đạt độ chính xác cao, vừa tiết kiệm được nguyên liệu. Người Phùng Nguyên đã thành thạo kĩ thuật khoan và tiện đá. Đồ đá chiếm số

lượng nhiều nhất trong các di vật thuộc Văn hóa

Phùng Nguyên. Gồm các công cụ sản xuất như: rìu, bàn mài, bàn dập...

Công cụ lao động thời Văn hóa Phùng Nguyên

Nguồn: http://thethaovietnam.vn/van-hoa-nghe-thuat/201210/VH- Phung-Nguyen-coi-nguon-cua-van-minh-Song-Hong-129542/

Công cụ lao động thời Văn hóa Phùng Nguyên

Nguồn: http://thethaovietnam.vn/van-hoa-nghe-thuat/201210/VH- Phung-Nguyen-coi-nguon-cua-van-minh-Song-Hong-129542/

• Kĩ thuật làm gốm của người Phùng Nguyên cũng đạt tới mức tinh xảo về tạo hình, sử dụng chất liệu và tạo hoa văn. Hoa văn gốm Phùng Nguyên rất phong phú, gồm văn chải, văn thừng, văn khắc vạch, văn in, văn đan... Đồ gốm Phùng Nguyên gồm 3 loại chính: Mịn, thô và rất thô.

• Loại hình đồ gốm đa dạng, phong phú, song nhiều nhất vẫn là đồ gia dụng, gồm nồi, bình, bát có chân đế, dáng đẹp.

Đồ gốm thời Văn hóa Phùng Nguyên

Nguồn: http://thethaovietnam.vn/van-hoa-nghe-thuat/201210/VH- Phung-Nguyen-coi-nguon-cua-van-minh-Song-Hong-129542/

Hiện vật bằng đồng của văn hóa Phùng Nguyên

• Trong đời sống của cư dân Phùng Nguyên đã xuất hiện đồ đồng ( tuy chưa nhiều) và thuật luyện kim còn hạn chế.

Đồ gốm Phùng Nguyên đạt đỉnh cao của hoa văn gốm nguyên thủy ở Việt Nam Nguồn: http://thethaovietnam.vn/van-hoa-nghe-thuat/201210/VH-Phung-

c. Đặc trưng văn hóa

• Với việc tìm thấy một số hạt gạo cháy trong tầng văn hóa sớm nhất của di chỉ Đồng Đậu thuộc Văn hóa Phùng Nguyên, dựa trên công cụ đá và đồ đựng gốm, có thể cho rằng người Phùng Nguyên đã biết đến nông nghiệp trồng lúa nước. Thóc gạo là thức ăn quan trọng của người Phùng Nguyên.

• Họ sống định cư lâu dài trong những làng ven đồi trung du,

ven các con sông lớn và một số bộ lạc đã sống ở vùng ven biển vùng Đông Bắc.

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 53 - 63)