Đặc trưng của công cụ

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 35 - 40)

III. VĂN HÓA BẮC SƠN

3. Đặc trưng của công cụ

• Công cụ của người Bắc Sơn cũng làm bằng đá cuội, nhưng tiến bộ hơn kĩ thuật chế tác công cụ đá của người Hòa Bình. Họ không chỉ biết ghè, đẽo mà đã biết sử dụng phổ biến kĩ thuật mài đá. Bên cạnh những công cụ đá được ghè đẽo một mặt như kiểu Hòa Bình, đã có thêm những chiếc rìu đá có mài lưỡi.

• Người Bắc Sơn không những phát minh ra kĩ thuật mài đá để chế tạo công cụ, mà còn biết đến kĩ thuật làm gốm để làm ra đồ dùng trong gia đình. Đồ gốm phổ biến là đồ đựng, đồ đun nấu có đáy tròn, miệng loe

• . Đồ gốm thời này có nhược điểm là độ nung chưa cao, có hình dáng thô. Nhìn chung, kĩ

thuật gốm chưa phát triển. Tuy nhiên việc xuất hiện kĩ thuật làm gốm và đồ gốm là một sự

4. Đặc trưng văn hóa

• Cư dân Bắc Sơn có nhiều loại đồ trang sức để làm đẹp cho mình. Ngoài những vỏ ốc biển mài nhẵn, có xuyên lỗ để luồn dây, còn có những loại làm bằng đá phiến có lỗ đeo, các chuỗi hạt bằng đất nũng giữa có xuyên lỗ...

• Người Bắc Sơn có những tập tục phổ biến giống như người Hòa Bình là: Chôn người chết theo nhiều kiểu khác nhau, chôn theo

công cụ lao động và hiện vật, dùng thổ hoàng để bôi lên người...

Văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn cùng

tồn tại trong một giai đoạn văn hóa sơ kì đá mới ở Việt Nam, nhưng văn hóa Bắc Sơn có nhiều biểu hiện phát triển cao hơn trên cơ sở kế thừa, nối tiếp văn hóa Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 35 - 40)