VĂN HÓA QUỲNH VĂN

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 47 - 53)

IV. VĂN HÓA ĐA BÚT, QUỲNH VĂN

2. VĂN HÓA QUỲNH VĂN

a. Niên đại

Văn hóa Quỳnh Văn được xác định niên đại 5.000 năm cách ngày nay

b. Phân bố:

Quỳnh Văn thuộc huyện Quỳnh Lưu,

Nghệ An. Di chỉ Cồn Đất (Qùynh Lưu, Nghệ An)

c. Đặc trưng của công cụ

• Những chiếc rìu đá làm từ đá gốc, họ đẽo

thành những chiếc rìu to nhỏ khác nhau. Rìu đá được đẽo trên cả 2 mặt. Rìu đá có đốc cầm tay, lưỡi và rìa cạnh được ghè mỏng, tạo độ sắc. Các công cụ đá đều chưa được mài.

• Người vùng biển Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm thô. Bên ngoài gốm được phủ một lớp đất mịn nên sau khi nung đồ gốm bên

ngoài nhìn bóng và đẹp

Mảnh đồ gốm đáy nhọn

d. Đặc trưng văn hóa

• Điệp, sò, ốc, ngao, hầu là thức ăn chính của

người Quỳnh Văn khai thác từ biển. Sản phẩm từ nghề nông: rau, củ, quả thêm vào “ thực

đơn” của bữa ăn. Người Quỳnh Văn vẫn tiếp tục săn bắt thú rừng làm thức ăn. Người

Quỳnh Văn còn thuần dưỡng được một số loại động vật như trâu, chó, gà.

• Người Quỳnh Văn chôn người chết ngay tại nơi cư trú, trên những đồi sò điệp. Đã tìm thấy hơn 30 ngôi mộ mà người chết được chôn theo tư thế ngồi xổm.

• Tuy nhiên, người Quỳnh Văn, chủ nhân của của thời đại đá mới có gốm sơ kì đã tiến triển hơn nhiều so với người Hòa Bình. Cũng như người Bắc Sơn, họ chưa thoát ra khỏi tình

trạng kinh tế săn bắt hái lượm – đánh bắt hải sản vùng nước lợ và nước mặn, hái lượm thực vật và săn bắt thú rừng ở vùng núi rừng ven biển.

Một phần của tài liệu Việt Nam thời kì nguyên thủy (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(110 trang)