Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

2.3. Thực trạngquản trị rủi ro thanh khoản tại Ngânhàng TMCP phát triển

2.3.1. Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản

Hình 2.1

Tình hình cung – cầu thanh khoản của MHB từ 2007 đến tháng 9/2012

ĐVT: tỷ VND

“Nguồn: Báo cáo thanh khoản - Ban QLNV MHB”

9,232 10,662 7,931 10,757 10,788 8,300 4,668 6,969 7,763 9,089 9,500 6,598 4,564 3,692 168 1,668 1,288 1,702 -12,000 -9,000 -6,000 -3,000 0 3,000 6,000 9,000 12,000

NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

Tổng cung thanh khoản Tổng cầu thanh khoản Trạng thái thanh khoản

Từ năm 2007 đến nay, mặc dù thanh khoản của MHB ln có điểm chung là trạng thái thanh khoản thặng dư. Tuy nhiên, tại mỗi thời điểm, hoạt động của MHB luôn tiềm ẩn những rủi ro thanh khoản khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ điều này, ta xem xét thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản qua 4 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn tăng trưởng nóng tín dụng (2007-2009): là giai đoạn khơng có

sự cân xứng giữa tăng trưởng đầu tư (tín dụng, góp vốn dài hạn) và huy động. Trong khi, các khoản đầu tư luôn tăng mạnh (từ năm 2007-2009, dư nợ tín dụng tăng lần lượt là 37%, 16% và 25%, góp vốn đầu tư dài hạn tăng 4,9 lần (2008)) thì huy động vốn thị trường 1 lại tăng yếu (2009: chỉ tăng 3,1%), và thậm chí là khơng tăng (2008: giảm 5%) (Xem phụ lục 1-Cân đối qua các năm (từ 2007-9/2012)). Do đó, để đáp ứng cho nhu cầu giải ngân thì nguồn vốn huy động từ thị trường 2 thường là giải pháp cho giai đoạn này của MHB, cụ thể: năm 2008, huy động thị trường 2 tăng trên 100% và 2009 tăng trên 22%. Chính từ sự chênh lệch giữa dịng tiền vào và dịng tiền ra đã tác động đến tình hình cung - cầu thanh khoản của MHB, cho nên, trạng thái thanh khoản liên tục bị kéo giảm từ 4.564 tỷ VND (2007) 

3.692 tỷ VND (2008) 168 tỷ VND (2009), đây là mức thặng dư thấp và dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán cho MHB.

Về rủi ro thanh khoản: Bên cạnh rủi ro thanh khoản tài trợ do tăng trưởng nóng tín dụng và tăng đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực có rủi ro cao (như: địa ốc và tài chính); trong giai đoạn này, MHB cịn phải gánh chịu các rủi ro như: rủi ro thanh khoản rút tiền trước hạn (do việc tăng cường nhận tiền gửi thị trường 2) và rủi ro thanh khoản thị trường. Do vậy, vào các thời điểm cuối năm 2007, 2008 và 2009, khi mà nhu cầu thanh toán tăng cao hoặc những lúc CSTT thắt chặt được thực thi (cuối 2007 – đầu2008), nguồn vốn liên ngân hàng thường bị rút mạnh tay, cho nên căng thẳng thanh khoản là tình trạng chung và thường bị tái lập nhiều lần mà MHB phải gánh chịu trong giai đoạn này. Để giải quyết vấn đề thanh khoản, MHB thường phải chấp nhận mức lãi suất nhận vốn khá cao, thậm chí là cao hơn lãi suất cho khách hàng vay vốn, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của MHB và kéo giảm mạnh chỉ số ROE (từ 14% năm 2007 xuống còn 4,75% năm 2008 và 4,41% năm 2009).

Giai đoạn tăng vốn (2010): Năm 2010 được khởi đầu bằng hiện tượng

suất nhằm lôi kéo khách hàng từ các ngân hàng khác. Do đó, chỉ trong vịng 20 ngày kể từ đầu năm 2010, số dư huy động vốn trên thị trường 1 của MHB đã giảm mạnh 300 tỷ VND. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của vị thế thanh khoản yếu từ năm 2009 làm cho thanh khoản của MHB vào thời điểm đầu năm 2010 khá căng thẳng, cung thanh khoản có lúc chỉ vừa đủ đáp ứng cho cầu thanh khoản. Tuy nhiên, về cuối năm 2010 (tháng 10/2010), nhờ lượng trái phiếu được cấp bởi NHNN để tăng vốn điều lệ (2.000 tỷ VND trái phiếu đặc biệt) cùng với chính sách điều hành nguồn vốn hiệu quả đã làm cho cung thanh khoản của MHB tăng mạnh trở lại (từ 7.931 tỷ VND (2009)10.757 tỷ VND (2010)) và kéo dãn khoảng cách so với cầu thanh khoản. Chính vì vậy, đến cuối năm 2010, MHB đã đưa trạng thái thanh khoản thặng

dư 1.668 tỷ VND.

Về rủi ro thanh khoản: mặc dù thanh khoản đạt trạng thái dương nhưng trạng thái này chủ yếu đến từ nguồn vốn 2.000 tỷ vừa được cấp. Vì vậy, nếu khơng được cung ứng vốn kịp thời, thì vào thời điểm cuối năm 2010, MHB có thể tiếp tục bị thâm hụt thanh khoản. Bên cạnh đó, áp lực rút tiền của khách hàng tại thời điểm đầu năm 2010 cũng là một trong số RRTK mà MHB phải gánh chịu trong năm 2010. Nói tóm lại, RRTK của MHB trong giai đoạn này là RRTK thị trường và RRTK rút tiền trước hạn.

Giai đoạn cơ cấu lại TSC-TSN (2011): Nhờ chính sách cung tiền của NHNN vào đầu năm 2011 mà thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng trở nên dồi dào, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo MHB đã chủ động điều tiết tình hình huy động thị trường 1 nhằm giảm chi phí đầu vào hợp lý, đồng thời, đẩy mạnh nhận vốn trên thị trường liên ngân hàng. Nhờ điều kiện thuận lợi của thị trường vốn, nên mặc dù MHB đã giảm một lượng lớn tài sản thanh khoản để tất toán các khoản nợ vay đến hạn cho NHNN (Tỷ lệ tài sản thanh khoản/TTS năm 2011 chỉ còn 19,7%, giảm gần 3% so với 2010), nhưng tình hình thanh khoản của MHB vẫn ổn định cho đến hết thời điểm 31/12/2011 (trạng thái thanh khoản đạt 1.288 tỷ VND). Bên cạnh đó, cùng với việc duy trì khá tốt các tỷ lệ, như: khả năng chi trả, hệ số CAR, LDR, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn,… nên MHB đã được NHNN và Cơ quan thanh tra giám sát đánh giá cao. Kết quả là ngay từ đầu năm 2012, MHB được phân vào Nhóm 1 (trong số 17

NHTM) và được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống là 17%.

Về rủi ro thanh khoản: sự gia tăng chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động và cho vay (do thời gian huy động ngày càng ngắn, còn cho vay chủ yếu là trung dài hạn) cùng với việc đẩy mạnh huy động từ thị trường 2 trong năm 2011 đã làm cho RRTK của MHB tăng lên và luôn tiềm ẩn nguy cơ rút vốn trước hạn.

Giai đoạn suy giảm về quy mô hoạt động (2012)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của MHB so với hệ thống ngân hàng

(đến tháng 30/9/2012)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Ngân hàng MHB BQ NHTM Nhà nước Ngân hàng BQ ngành Tổng tài

sản có Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối (19,77) 37.933 413.839 5,05 95.414 -1,89

Vốn tự có Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối (1,12) 3.012 26.750 15,64 8.107 5,76 Vốn điều lệ Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối 3.062 0,00 22.274 27,87 7.571 9,53

ROA 0,38 0,50 0,39

ROE 4,49 6,52 4,14

CAR 15,78 10,54 14,11

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho

vay trung dài hạn 22,09 21,89 16,81

Tỷ lệ cấp tín dụng 65,68 101,95 90,91

“Nguồn: - Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản_Website NHNN, - Báo cáo tài chính_Ban QLNV MHB”

Theo số liệu trình bày trong Bảng 2.1-Kết quả hoạt động của MHB so với hệ thống ngân hàng (đến tháng 9/2012) cho thấy MHB là một NHTM có quy mơ khá nhỏ so với trung bình ngành ngân hàng và Khối NHTMNN. Do vậy, khi NHNN liên tục giảm trần lãi suất kể từ đầu năm 2012 từ 14 xuống còn 9%, MHB cũng như các NHTMCP nhỏ khác gặp nhiều bất lợi trong huy động vốn trên thị trường 1. Vì vậy, nguồn vốn huy động liên tục giảm mạnh (từ 38.726 tỷ VND trong năm 2011 chỉ còn 29.627 đến 30/09/2012, giảm 23%). Thêm vào đó, sự trì trệ của nền kinh tế làm tín dụng khơng tăng trưởng được góp phần làm cho cả 2 bên TSC-TSN của MHB bị sụt giảm 19,77% so với 2011. Tuy nhiên, sự sụt giảm từ 2 phía bao gồm cả nguồn cung và nguồn cầu nói trên chỉ làm giảm quy mơ hoạt động của MHB và không tác động nhiều đến thanh khoản của MHB. Điều này được thể hiện qua việc MHB đã duy trì khá tốt vị thế thanh khoản (trạng thái thặng dư 1.702 tỷ VND, tăng 32% so với 2011 mặc dù cung thanh khoản chỉ đạt 8.300 tỷ VND (giảm 23% so với 2011) và cầu thanh khoản đạt 6.597 tỷ VND (giảm 30,5% so với 2011)).

Về rủi ro thanh khoản: Mặc dù tình hình thanh khoản trong năm 2012 của MHB cũng như của thị trường rất khả quan, tuy nhiên, nguy cơ RRTK vẫn còn tiềm ẩn khá lớn. Nguyên nhân là do tình hình nợ xấu đang có xu hướng tăng cao (Xem phụ lục 1-Cân đối qua các năm (từ 2007-9/2012)) làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của MHB nên làm giảm lượng cung thanh khoản. Do đó, RRTK chính trong giai đoạn này là RRTK tài trợ.

Qua phần phân tích trên đây, chúng ta đã thấy được thực trạng thanh khoản và RRTK mà MHB phải đối mặt trong suốt thời kỳ từ 2007-2012. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét “Thực trạng quản trị RRTK” của MHB trong giai đoạn 2007-2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)