Năm DELAY Trung bình 2007 0.6911244 2008 0.5939233 2009 0.630906
2010 0.6279033
2011 0.7024653
2012 0.6884081
Biểu đồ 4.1. Biến động của giá trị DELAY trung bình qua các năm
Bảng 4.1. cịn trình bày thống kê mô tả của các biến độc lập là các đặc trưng của công ty. Trong số các biến độc lập, tỷ số giá trên thu nhập PE có giá trị trung bình là 20.21108 với độ lệch tiêu chuẩn tổng thể là 97.74601, chứng tỏ độ biến động khá cao. Biến tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách PB cũng có độ bất ổn tương đối cao với giá trị trung bình là 2.307226 và độ lệch tiêu chuẩn là 7.269245. Ngoài ra, hai biến giá trị vốn hóa thị trường MC và khối lượng giao dịch ST cũng độ lệch tiêu chuẩn tổng thể khá cao so với các biến khác. Các biến đặc trưng còn lại có độ bất ổn tương đối thấp. Tiêu biểu là biến địn bẩy FL với giá trị trung bình là 0.418629 tương ứng với một độ lệch chuẩn tổng thể 0.2015912.
Độ lệch tiêu chuẩn được chia thành “between” và “within”. Có một kết quả hỗn hợp khi so sánh tính hiệu quả của độ lệch tiêu chuẩn các biến giữa “between”
0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 0.62 0.64 0.66 0.68 0.7 0.72 1 2 3 4 5 6 DELAY Trung bình DELAY Trung bình
và “within”. Độ lệch tiêu chuẩn giữa các cơng ty (between) thì cao hơn độ lệch tiêu chuẩn theo thời gian (within) đối với các biến: đòn bẩy FL, giá trị vốn hóa thị trường MC, và khối lượng giao dịch ST. Trong khi đó, độ lệch tiêu chuẩn theo thời gian (within) lại cao hơn đối với các biến: thu nhập mỗi cổ phần EPS, tỷ số giá trên thu nhập PE, tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách PB, giá cổ phiếu, độ lệch tiêu chuẩn, tỷ số Tobin Q có nợ, Tobin Q khơng nợ, và vịng quay cổ phiếu TO. Dù có sự biến động khác nhau, nhưng nhìn chung khơng có biến nào có giá trị bất biến theo thời gian và bất biến giữa các công ty.
4.2. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến:
Trong phần này, đề tài trình bày các kết quả hồi quy đơn biến đối với dữ liệu bảng của các phương pháp các ảnh hưởng cố định, các ảnh hưởng chính giữa, và các ảnh hưởng ngẫu nhiên; đồng thời thực hiện kiểm định Hausman để so sánh giữa hai mơ hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên.
Mơ hình các ảnh hưởng cố định giả định rằng có sự khác nhau trong tung độ gốc giữa các công ty hoặc giữa các thời kỳ của chuỗi thời gian; mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên giả định sự khác nhau trong sai số của mơ hình. Mơ hình một chiều bao gồm chỉ một loại biến giả (công ty hoặc thời gian), trong khi mơ hình hai chiều xem xét cùng cả cả hai loại biến giả (cả công ty và thời gian). Trong đề tài, dựa trên sự tham khảo bài nghiên cứu của Prasanna và Menon (2012), tác giả chỉ sử dụng mơ hình một chiều và mơ hình các ảnh hưởng chéo giữa các cơng ty. Ngoài ra, đề tài cịn thực hiện phân tích hồi quy mơ hình các ảnh hưởng chính giữa để so sánh kết quả với hai mơ hình chính đã lựa chọn. Mơ hình các ảnh hưởng chính giữa được thực hiện bằng hồi quy OLS sử dụng dữ liệu là các giá trị trung bình của biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Mẫu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng với 407 quan sát. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng với DELAY là biến phụ thuộc và các đặc trưng của công ty lần lượt là các biến độc lập. Phân tích này nhằm kiểm tra mối quan hệ đơn giản giữa biến phụ thuộc và mỗi biến độc lập. Kết quả của các mơ hình ảnh hưởng cố định
FEM, ảnh hưởng ngẫu nhiên REM và và ảnh hưởng chính giữa BEM được trình bày lần lượt ở các bảng 4.3, bảng 4.4 và bảng 4.5.