Vai trị của đồng USD trên thị trường ngoại hối của Việt Nam là rất lớn, hầu hết các giao dịch liên quan đến ngoại tệ tại Việt Nam đều sử dụng đồng USD và được xem là một loại ngoại tệ có thể đại diện nhằm theo dõi sự biến động của các ngoại tệ khác. Theo NHNN cơ chế tỷ giá của Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý, vận hành theo các quy luật thị trường và hướng về tỷ giá mục tiêu.
Hình 2.1: Đồ thị biễu diễn biến động tỷ giá giai đoạn 2000-2010
Bảng 2.1: Biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian qua
Thời gian Mở rộng biên độ Biên độ mới
26/2/1999 +0,1% 01/07/2002 0,15% ± 0,25% 31/12/2006 0,25% ± 0,50% 24/12/2007 0,25% ± 0,75% 10/03/2008 0,25% ± 1% 27/06/2008 1% ± 2% 07/11/2008 1% ± 3% 24/03/2009 2% ±5% 26/11/2009 -2% ±3% 11/02/2011 -2% ±1%
Nguồn: NHNN Việt Nam
Từ số liệu trên ta có thể thấy được rằng:
- Giai đoạn từ 2000 - 2007 tuy có sự thay đổi về cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường nhưng tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá do NHTM niêm yết luôn gần sát nhau và chênh lệch rất ít, thể hiện dãi băng tỷ giá là quá hẹp. Điều này được lý giải là do biên độ tỷ giá trong thời gian này do NHNN công bố là rất nhỏ. Từ năm 2008 biên độ này có xu hướng tăng lên, thể hiện ở chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của các NHTM tăng cao. Từ quý 4/2009 đến nay chênh lệch tỷ giá lại có xu hướng giảm xuống vì biên độ tỷ giá cũng giảm xuống.
- Tỷ giá do NHTM niêm yết ln có xu hướng tăng lên theo thời gian (VND liên tục mất giá) và tốc độ ngày càng nhanh.
- Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND ln cao hơn tỷ giá chính thức. Tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ, làm méo mó tỷ giá và đóng băng thị trường ngoại tệ. Có thời điểm chênh lệch tỷ giá thị trường tự do với NHTM trên 1000 VND/USD. Khách hàng muốn mua USD rất khó khăn, các ngân hàng ưu tiên những khách hàng thân thiết, cịn lại là phải tự tìm nguồn USD từ thị trường tự do. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến tình hình nhập khẩu, càng củng cố tâm lý găm giữ ngoại tệ, tạo ra một áp lực tăng tỷ giá. Chính điều này dẫn đến các quyết định tăng tỷ giá giao dịch liên ngân hàng và thay đổi biên độ giao dịch của tỷ
giá. Mục đích của các quyết định trên là nhằm cân đối hài hòa cung cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thơng trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm sốt nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mơ.
Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến biên độ dao động của tỷ giá:
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, VCB, BIDV
Suốt thời gian dài biên độ tỷ giá không biến động là ± 0,25%, trong gần 5 năm từ 1/7/2002 đến 31/12/2006 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tỷ giá ngày càng trở nên linh hoạt hơn. NHNN liên tục mở rộng biên độ dao động. Tần suất và mức độ điều chỉnh cho thấy NHNN đã bám sát diễn biến thị trường để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp.
Ngày 24/12/2007 NHNN đã mở rộng biên độ tỷ giá từ lên ± 0,5% lên ± 0,75%.
Đến 10/3/2008 nâng biên độ lên ± 1%.
Tiếo đó, ngày 27/6/2008 lại nâng biên độ lên ± 2%.
Ngày 7/11/2008, chỉ sau hơn 4 tháng sau đó, NHNN tiếp tục nâng biên độ lên ± 3%.
Ngày 24/3/2009, một lần nữa NHNN nâng biên độ lên ± 5%. Đây là lần tăng biên độ lớn nhất từ khi NHNN áp dụng cơ chế công bố tỷ giá liên ngân hàng và ấn định biên độ giao dịch tỷ giá.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn một năm, biên độ dao động của tỷ giá đã có 5 lần tăng mạnh. Điều này cho thấy, NHNN đã thực hiên cam kết của mình về chính sách tỷ giá.
Với chính sách nới rộng biên độ NHNN đã cải thiện được cán cân thương mại và những hạn chế của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chính sách này cũng lảm khoảng cách giữa tỷ giá chính thức vả tỷ giá trên thị trường tự do là quá lớn, làm mất cân bằng cung cầu ngoại tệ, gây tâm lý găm giữ ngoại tệ vả bất ổn cho nền kinh tế. Và sau đó, biên độ đã được điều chỉnh giảm 2 lần từ ± 5% xuống ± 3% ngày 29/11/2009 và từ từ ± 3% xuống ± 1% ngày 11/2/2011, đồng thời NHNN cũng tăng tỷ giá liên ngân hàng nhằm kiểm sốt lại tình hình bất ổn của thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiện NHNN điều hành tỷ giá thơng qua tỷ giá bình qn liên ngân hàng được công bố hằng ngày và biên độ biến động tỷ giá. Việc giảm biên độ không phải hướng đến cố định tỷ giá mà là giúp NHNN chủ động hơn trong điều hành tỷ giá để đảm bảo được các mục tiêu chung của quốc gia. Thu hẹp biên độ biến động tỷ giá đồng thời NHNN sẽ cho tỷ giá liên hàng biến động mạnh hơn tùy theo mục tiêu của kinh tế vĩ mô.