Stress Testing độ căng thẳng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63 - 70)

Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd Việt Nam

3.1.2 Stress Testing độ căng thẳng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Thương (Vietcombank)

Đánh giá độ căng thẳng thanh khoản dựa trên bảng cân đối tài sản hợp nhất tháng 12/2012 bao gồm nội tệ và các ngoại tệ khác quy ra VND

***Kịch bản 1 (Scenario1): Giảm xếp hạng tín nhiệm (Downgrade)

Tình huống khi xếp hạng tín nhiệm bị rơi do tình trạng đi xuống của lợi nhuận, .v.v… trong khi thị trường đang hoạt động bình thường

Các tình huống kịch bản

- Dư nợ vay bình thường : khơng đổi 234,608 tỷ đồng - Tiền gửi khách hàng: giảm

Sử dụng phương pháp mô phỏng lịch sử (historical simulation) và nguyên lý phân phối chuẩn 2.33σ, thời gian thu thập số liệu thực tế từ năm 2010 đến cuối năm 2012 để phân tích phân phối các mức độ căng thẳng để tính ra tỷ lệ tái tục các khoản tiền gửi: 86.15% cho 1 tháng và 85.18% cho 6 tháng

Số dư tiền gửi còn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 1 tháng: 285,197 * 86.15% = 245,697 tỷ đồng

Số dư tiền gửi cịn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 6 tháng: 285,197 * 85.18% = 242,931 tỷ đồng

Khoản thiếu hụt do tình trạng căng thẳng

1 tháng: 100,660 tỷ đồng 6 tháng: 103,426 tỷ đồng

Các biện pháp ứng phó:

Biện pháp 1: giảm dư nợ cho vay liên ngân hàng (82,248 tỷ đồng) tối đa là 66,516 tỷ đồng do phải giữ khoản dự trữ bắt buộc tại NHNN

Ví dụ: 82,248-66,516 = 15,732 tỷ đồng

Biện pháp 3: Bán chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 73,218 tỷ đồng  Kết quả

Khắc phục được tình trạng khó khăn và thừa ra khoản vốn để có thể tiếp tục đầu tư vào tài sản có như sau:

1 tháng: 39,074 tỷ đồng 6 tháng: 36,308 tỷ đồng

Lưu ý

Kịch bản này xảy ra ngay cả khi khơng có sự rớt hạng tín nhiệm, đó là khi có sự biến động của bảng cân đối tài sản như số dư tiền gửi đang giảm nhưng dư nợ cho vay lại tăng lên.

***Kịch bản 2 (Scenario2): Thị trường khó khăn (Market Turmoil)

Tình huống khi tình hình hoạt động của ngân hàng vẫn bình thường, nhưng do ảnh hưởng bởi khủng hoảng tín dụng chẳng hạn dẫn đến căng thẳng thanh khoản trên thị trường tiền tệ

Các tình huống kịch bản

- Dư nợ cho vay: tăng

Dựa trên tỷ lệ tăng bình quân trong vài năm gần đây (1 tháng: 4.7%) và tỷ lệ tăng trưởng do NHNN quy định năm 2013 là 12% (6 tháng: 6%)

1tháng: 234,608 * (1+4.7%) = 245,635 tỷ đồng 6tháng: 234,608 * (1+6.0%) = 248,684 tỷ đồng

- Tiền gửi khách hàng: giảm

Tỷ lệ tái tục các khoản tiền gửi: 86.31% cho 1 tháng và 86.20% cho 6 tháng Số dư tiền gửi còn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 1 tháng: 285,197 * 86.31% = 246,154 tỷ đồng

Số dư tiền gửi còn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 6 tháng: 285,197 * 86.20% = 245,840 tỷ đồng

Khoản thiếu hụt do tình trạng căng thẳng

1 tháng: 111,230 tỷ đồng 6 tháng: 114,594 tỷ đồng

Các biện pháp ứng phó:

Biện pháp 1: giảm dư nợ cho vay liên ngân hàng (82,248 tỷ đồng) tối đa là 66,516 tỷ đồng do phải giữ khoản dự trữ bắt buộc tại NHNN

Ví dụ: 82,248-66,516 = 15,732 tỷ đồng

Biện pháp 3: Bán chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 73,218 tỷ đồng  Kết quả

Khắc phục được tình trạng khó khăn và thừa ra khoản vốn để có thể tiếp tục đầu tư vào tài sản có như sau:

1 tháng: 28,504 tỷ đồng 6 tháng: 25,140 tỷ đồng

***Kịch bản 3 (Scenario3): Vừa rơi xếp hạng tín nhiệm và thị trường khó khăn (Both Downgrade and Market Turmoil)

Kết hợp cả tình huống của kịch bản 1 và 2 trong kịch bản này, tình huống nghiêm trọng nhất trong 3 kịch bản

Các tình huống kịch bản

- Dư nợ vay: tăng

Dựa trên tỷ lệ tăng bình quân trong vài năm gần đây (1 tháng: 4.7%) và tỷ lệ tăng trưởng do NHNN quy định năm 2013 là 12% (6 tháng: 6%)

1tháng: 234,608 * (1+4.7%) = 245,635 tỷ đồng 6tháng: 234,608 * (1+6.0%) = 248,684 tỷ đồng

- Tiền gửi khách hàng: giảm

Tỷ lệ tái tục các khoản tiền gửi: 85.98% cho 1 tháng và 84.15% cho 6 tháng Số dư tiền gửi cịn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 1 tháng: 285,197 * 85.98% = 245,212 tỷ đồng

Số dư tiền gửi còn lại bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn sau 6 tháng: 285,197 * 84.15% = 239,993 tỷ đồng

Các biện pháp ứng phó:

Biện pháp 1: giảm dư nợ cho vay liên ngân hàng (82,248 tỷ đồng) tối đa là 66,516 tỷ đồng do phải giữ khoản dự trữ bắt buộc tại NHNN

Ví dụ: 82,248-66,516 = 15,732 tỷ đồng

Biện pháp 3: Bán chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 73,218 tỷ đồng  Kết quả

Khắc phục được tình trạng khó khăn và thừa ra khoản vốn để có thể tiếp tục đầu tư vào tài sản có như sau:

1 tháng: 27,563 tỷ đồng 6 tháng: 19,294 tỷ đồng

Nhận xét: Ngân hàng có các khoản cho vay khách hàng đến hạn trong vịng 3 tháng

có thể thu hồi nợ trị giá 71,981 tỷ đồng (biện pháp 8) nhằm hỗ trợ thanh khoản.

Nhận xét chung

Từ kết quả kiểm định mơ hình kiểm tra độ căng thẳng thanh khoản Stress Testing, hai Ngân hàng trên đã vượt qua đợt sát hạch về khả năng thanh khoản chứng tỏ khả năng thanh khoản của hai Ngân hàng này đã được nâng cao. Theo yêu cầu của Thông tư 13/2013/TT-NHNN mỗi NH phải rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả mỗi sáu tháng một lần. Để hỗ trợ quản lý rủi ro thanh khoản được tốt hơn, bản thân mỗi NH nếu có thể nên tiến hành đợt kiểm tra này thường xuyên hơn (mỗi quý) tuỳ theo điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng việc thu thập dữ liệu và xử lý thơng tin nhanh chóng, kịp thời, cập nhật, chính xác. Kết quả testing trên sẽ được báo cáo và đưa ra thảo luận

trước hội đồng quản lý tài sản có tài sản nợ (ALCO), qua đó có các biện pháp và chiến lược quản lý thanh khoản phù hợp hơn khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63 - 70)