.1 Quy mô tổng TS, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 57)

(Đơn vị: tỷ đồng) NH Quốc Doanh Tổng TS Vốn ĐL Agribank 560.000 29.605 Vietinbank 503.606 26.217 BIDV 484.696 23.012 VCB 484.696 23.174 NH Phát triển 178.609 10.847 NH CSXH 112.462 9.488 NHTMCP Tổng TS Vốn ĐL MDBank 8.596 3,750 BaoVietBank 12.915,5 3,000 SaigonBank 14.932,2 3,080

NamABank 17.612 3,000 VietBank 18.254,9 3,000 KienLongBank 18.581 3,000 DaiABank 19.227,2 3,100 PGBank 19.581 3,000 TienPhongBank 20.050,3 5,550 WesternBank 20.550,6 3,000 NaviBank 20.915,7 3,010 VietABank 22.513,1 3,098 VietCapitalBank 22.895,9 3,000 BacABank 25.343,7 3,000 OCB 27,000 3.234 TrustBank 27.171,3 3,000 GPBank 32,000 3.018 ABBank 44.175 4,200 MHB 47.281,8 3.369 HDBank 50.000 5.000 LienVietPostBank 60.000 6.460 OCeanBank 62.639 4.000 VIB 63.783,5 4.250 DongABank 65.548 5.000 Southern Bank 72.159,1 4.000 VPBank 98.000 5.770 SeABank 101.092 5.335 Maritime Bank 110.000 8,000 SHB 117.569 8.866 SCB 148.697 10.584 SacomBank 151.915,4 10.740 Eximbank 170.251,8 12.355 MB 175.612,4 10.625 ACB 177.011,8 9.377 Techcombank 179.732,8 8.848 NH 100% vốn NN Tổng TS Vốn ĐL HSBC VN 53.318,6 3000 ANZ VN 33.964,3 3200 Standard Chartered VN 16.641,4 3000

Shinhan VN 5.758,7 4547

Hong Leong 3000

Tên NH nước ngoài CP sở hữu Tại ngân hàng

BNP Paribas 20% OCB

Commonwwealth Bank of Australia 20% VIB

HSBC Holdings Plc 20% Techcombank

Malayan Bank Bhd (Maybank) 20% ABBank

Societe Generale 20% SeABank

United Overseas Bank 20% Phương Nam

Tokyo-Mitsubishi UFJ 19,73% Vietinbank

SMFG 15,13% Eximbank

Mizuho Corporate 15% VCB

Oversea-Chinese Banking Corp 14,88% VPBank

(Nguồn Viet Finance)

Kể từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO, tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam đã có sự bức phá rất ngoạn mục. Nếu như năm 2007, số lượng ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng chiếm 91,2% trên tổng số NHTM, cuối năm 2010 con số này chỉ còn dưới 20%, cuối tháng 12/2011 tất cả các ngân hàng phải đáp ứng vốn theo quy định.

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục mở cửa dịch vụ ngân hàng và hình thức pháp lý trong hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tín dụng nước ngồi, đối xử bình đẳng như tất cả các ngân hàng thương mại trong nước. Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu, đặc biệt là vốn, nhân lực, công nghệ, quản lý và điều hành, dịch vụ ngân hàng và thị trường.Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay khơng chỉ là vốn, mà cịn là trình độ, kinh nghiệm quản lý và quản trị chiến lược. Bởi việc quản trị chiến lược giúp cho NHTM thấy rõ mục đích và định hướng kinh doanh, giúp ngân hàng tăng tính chủ động, tăng khả năng thích nghi với những khuynh hướng và biến động mới. Quản trị chiến lược cũng sẽ giúp ngân hàng nhìn thấy được các cơ hội, cũng như các nguy cơ để tận dụng tăng khả năng sinh lời và tránh những nguy cơ

nảy sinh. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi có kinh nghiệm quản trị rủi ro trong linh vực tài chính – ngân hàng là một lựa chọn ưu tiên.

2.1.2 Thực trạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng

Sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng các ngân hàng cùng với sự đa dạng về loại hình sản phẩm dịch vụ trong mơi trường cạnh tranh gay gắt dẫn đến rủi ro phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng cũng ngày càng phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã từng rất cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động, dẫn đến sự mất cân bằng khi tiền gửi ngắn hạn được đem cho vay dài hạn. Đối với toàn hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng ln duy trì trên 25% kể từ năm 2007.

Đến ngày 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng ước tăng 29% so với cuối năm 2009, trong đó dư nợ tín dụng VND tăng 25,3% và dư nợ tín dụng ngoại tệ, vàng tăng 49,3%. Huy động vốn đến cuối năm 2010 ước tăng 27% so với cuối năm 2009. Nguồn vốn huy động khó khăn đã khiến ngân hàng trên không thể mở rộng mảng cho vay của mình được. Trong khi đó, việc giảm nguồn vốn huy động cũng khiến cho ngân hàng này không thể tăng cường vốn bằng cách vay của ngân hàng bạn trên thị trường liên ngân hàng vì Ngân hàng Nhà nước đã quy định các ngân hàng không được huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng cao hơn 20% tổng vốn huy động từ tổ chức và cá nhân.

(Nguồn Diễn đàn Doanh Nghiệp)

Hình 2.1 Tăng trưởng huy động và tín dụng hệ thống ngân hàng

Tìm nguồn vốn huy động để cho vay khơng dễ dàng, nhưng tìm đầu ra cho đồng vốn huy động cũng không hề đơn giản đối với ngân hàng trong những thời điểm khó khăn. Bên cạnh những cơ hội và phát triển, thì rủi ro thách thức đối với hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phức tạp và khó lường hơn.

Rủi ro về chi phí huy động vốn gia tăng: biểu hiện rõ nét là sự xuất hiện của

các cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và tính chất bất bình đẳng trong việc sở hữu các giấy tờ có giá do NHNN phát hành như tín phiếu NHNN qua các phiên đấu thầu. Các ngân hàng có thị phần huy động khó lại cịn khó khăn hơn khi có q ít chứng từ có giá làm đảm bảo cho dự trữ. Các ngân hàng này khơng có cơ hội nhận đựơc sự hỗ trợ thanh khoản từ phía NHNN, đành phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

Rủi ro từ hoạt động tín dụng: vấn đề tăng trưởng tín dụng q nóng trong những năm gần đây đã tạo ra các sức ép cho nền kinh tế. Đặc biệt năm 2008 và 2009 tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng là 24,2% và 37,8%. Bên cạnh đó, sự tụt dốc của thị trường chứng khốn và diễn biến phức tạp của thị trường bất dộng sản, giá vàng lên xuống thất thường, sự đổ vỡ của nhiều chủ nợ tín dụng “ đen” đã và đang diễn ra ở nhiều nhiều địa phương trên cả nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đã để lại hậu quả là tỷ lệ nợ xấu tích lũy qua các năm.

Tình trạng lạm phát cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá liên tục trong nhiều năm qua. Mặt khác với tâm lý cũng như tập quán của người dân Việt Nam là dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh, tâm lý lựa chọn các kỳ hạn ngắn của người gửi tiền trước lo ngại của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó việc các tổ chức tín dụng huy động nguồn vốn trung và dài hạn là còn hạn chế, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là điều hết sức nguy hiểm và mang tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản mà Ngân hàng có thể khơng chủ động được

và dài hạn bù đắp phần thiếu hụt do giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, dẫn đến các ngân hàng phải tính đến phương án tiếp tục tăng lãi suất huy động, lại có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh lãi suất giữa các ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng: nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu

hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra u cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong q trình phát triển, hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn.

Hình 2.2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng Việt Nam

(Nguồn NHNN)

Tình hình nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Cụ thể, tại thời điểm tháng 12/2010 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,21%, đến 12/2011 là 3,1%, tháng 6/2012 là 4,5%. Trong đó, đáng chú ý là nợ nhóm 2 ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ quá hạn của toàn ngành, chiếm 70,39%. Và các số liệu đã phân tích nêu trên, cịn chưa phản ánh hết thực trạng nợ xấu của các NH Việt Nam do chuẩn nợ xấu, cách thức phân loại nợ xấu cịn chưa hồn tồn theo thông lệ và phù hợp với thực tế. Theo ước tính của Fitch Ratings thì

cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam vào khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng.

Theo ơng Nguyễn Hữu Nghĩa, Vụ chiến lược phát triển (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá về tiềm lực vốn và năng lực tài chính, chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam: "Nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam (theo tiêu chuẩn kế toán và phân loại nợ quốc tế) cịn lớn. Các NHTMCP hầu hết có quy mơ tài chính và hoạt động nhỏ. Trong đó NHTM Nhà nước chiếm thị phần tín dụng đến 80% nhưng tổng vốn tự có cũng chỉ trên 1 tỷ USD, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu yếu".

Công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng: nhằm đảm bảo an toàn hoạt động trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều tỷ lệ đánh giá an toàn hoạt động của các ngân hàng theo hướng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuấn mực đánh giá an toàn ngân hàng của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, tuy nhiên do hoàn cảnh nền kinh tế chưa cho phép nên việc tính tốn và quy định các tỷ số được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Với quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng theo định hướng của NHNN từng thời kỳ, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 15/2009/TT-NHNN và Thông tư 13/2010/TT- NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ra đời thay thế QĐ457, đang chi phối rất lớn hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay. Bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu; Khả năng chi trả; Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; Giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng/ nhóm khách hàng; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Hiện nay, việc tính tốn các chỉ tiêu tại các NHTM được NHNN hướng dẫn và theo dõi rất sâu sát, công tác báo cáo được thực hiện định kỳ hàng tháng, có một số chỉ tiêu được báo cáo mỗi ngày. Tuy nhiên việc công bố hệ số này trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn chưa là bắt buộc, NHNN cũng chưa bao giờ cho biết thông tin đầy đủ về chỉ số này của cả hệ thống và từng TCTD.

Tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung ln ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Với vai trò là cơ quan giám sát, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cho rằng, trong những năm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục.

Theo thống kê, năm 1991 Việt Nam mới có 9 NHTM; năm 1999 tăng lên 57 NHTM (5 NH quốc doanh, 48 NHTMCP bao gồm 7 NHTMCP nông thôn, 4 NH Liên Doanh), 26 Chi nhánh NH nước ngoài; đến năm 2011 có 52 NHTM (5 NH quốc doanh, 37 NHTMCP, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài) và 54 chi nhánh NH nước ngoài (sau sáp nhập 3 NHTMCP đến nay chỉ còn 35 NHTMCP. Ngồi các NHTM, cịn có các TCTD phi ngân hàng (18 Cty tài chính, 13 Cty cho thuê tài chính, 1 tài chính vi mơ), hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (1 QTDND TW với 1073 Quỹ thành viên)

Tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có xấp xỉ 9.670 chi nhánh – phòng giao dịch (CN&PGD); tỷ lệ này còn tương đối thấp với khoảng 1 CN&PGD/9000 dân. Trong khi đó lại tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị (riêng Hà Nội và Tp HCM chiếm 35% các CN&PGD). (Bangkok tỷ lệ 1/1500, Tp HCM 1/8000). Chính vì thế, hầu hết các đánh giá đều cho rằng Việt Nam là thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với tỷ lệ khoảng hơn 10% dân số có tài khoản và thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng.

Số lượng ngân hàng, TCTD hoạt động tại Việt Nam khá lớn, nhưng có tình trạng phân bố khơng đều, nơi thừa, nơi thiếu và chưa đảm bảo sự đa dạng về loại hình và quy mơ. Các TCTD chủ yếu tập trung cạnh tranh với nhau quyết liệt về mặt địa lý tại các khu vực đô thị, về sản phẩm chủ yếu là huy động và cho vay truyền thống.

Hiệu quả sinh lời của hệ thống ngân hàng: ROE: 15,28% (2009); 13,39% (2010); 14,26% (2011); ROA: 1,12% (2009); 1,02% (2010); 1,12% (2011)

“Thanh khoản hệ thống luôn bấp bênh, căng thẳng; chưa kể đến sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay và việc tiền gửi rút trước kỳ hạn gia tăng”.

Thanh khoản hệ thống luôn căng thẳng, thị trường liên ngân hàng ách tắc, một số TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (ln rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay…).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các TCTD đang có chiều hướng sụt giảm nhanh chóng, nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định là do mơ hình tăng trưởng cũ và tham vọng tăng trưởng nhanh dựa vào tăng vốn đầu tư mà ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu (cung ứng khoảng trên dưới 80% vốn cho nền kinh tế, kể cả vốn trung và dài hạn). Đây là yếu tố luôn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và các cú sốc kinh tế- tài chính từ bên ngồi và nội tại nền kinh tế Việt Nam yếu kém, kinh tế vĩ mô bất ổn (lạm phát tăng cao, chính sách tài khố và tiền tệ thắt chặt làm thị trường chứng khốn trì trệ, thị trường BĐS đóng băng…)

Bên cạnh đó, do hoạt động điều hành, quản lý hệ thống TCTD và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ đi theo xu hướng hành chính hố, xa rời các ngun tắc cơ bản của kinh tế thị trường đã tạo nên một môi trường kinh doanh bất ổn, méo mó và thiếu lành mạnh cho hoạt động tài chính- ngân hàng- tiền tệ.

Theo Ủy ban Giám sát, để làm trong sạch hệ thống trước mắt cần giải quyết ngay tình trạng căng thẳng về thanh khoản của hệ thống và từng TCTD: Tình hình thanh khoản hệ thống hiện nay có vẻ được cải thiện nhưng vẫn ln tiềm ẩn rủi ro lớn do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn (chủ yếu ngắn hạn) và sử dụng vốn (chủ yếu dài hạn). Song song với đó (trong ngắn và trung hạn) tiến hành xử lý nợ xấu (một nguyên nhân cơ bản của tình trạng rủi ro mất thanh khoản): Giải pháp thành lập Công ty VAMC (Cty quản lý nợ và khai thác tài sản) của hệ thống ngân hàng là hết sức đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên tái cấu trúc hệ thống NH không chỉ đơn thuần là xử lý nợ xấu, nâng cao khả năng tài chính, năng lực quản trị của các TCTD mà phải gắn với tái cơ cấu toàn bộ thị trường tài chính (nếu thị trường vốn trái phiếu, cổ phiếu khơng phát triển thì hệ thống NH sẽ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro), nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát, cơ cấu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của NHNN trong việc hoạch định

theo nguyên tắc thị trường…). Việc tái cơ cấu lại tài chính của các NH phải tuân thủ nguyên tắc: Chỉ dùng vốn Ngân sách NN để tăng vốn cho các TCTD Nhà nước (nhưng cần hạn chế tối đa). Đối với các TCTD cổ phần, chủ sở hữu (các cổ đông lớn) phải có trách nhiệm cao nhất; Nhà nước chỉ nên cho vay (nếu cần) mà hạn chế tối đa việc góp vốn vào các TCTD này (tránh hiện tượng thay vì cổ phần hố lại quốc doanh hố các TCTD).

Ưu tiên trước mắt đó là phải giải quyết sự yếu kém trong vấn đề thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 57)