Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd Việt Nam
3.2 Biện pháp quản lý thanh khoản đối với NHTM
3.2.1 Phương pháp quản lý tài sản nợ
Phương pháp quản lý tài sản nợ là việc NH tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng nguồn vốn tức thời bằng cách đi vay với thời hạn ngắn, bao gồm thị trường chính thức (giao dịch với NHTW), thị trường Interbank và hợp đồng mua lại (Repo). Một phương án hỗ trợ khác là NH có thể phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài. Ngân hàng cần huy động vốn bổ sung ít nhất là tương đương với khoản tiền gửi rút ra quá mức dự tính. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra tương đối tốn kém, bởi vì NH phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất interbank (bán buôn) để chi trả cho những khoản tiền gửi có lãi suất bán lẻ. Điều này nói lên rằng: nếu chi phí đi vay vốn bổ sung càng cao so với thu nhập từ tài sản có, thì biện pháp quản lý tài sản nợ tỏ ra càng kém hấp dẫn.
Cần chú ý, biện pháp tài sản nợ không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản có, nhưng làm thay đổi kết cấu tài sản nợ. Hay nói cách khác, mọi điều chỉnh của NH để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên tài sản nợ. Điều này gợi ý, nếu NH quản lý tài sản nợ một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên tài sản có sẽ khơng bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền gửi quá mức thông thường.
3.2.2 Phương pháp quản lý tài sản có
Thay vì đi vay trên thị trường bán bn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể chuyển hóa một bộ phận tài sản có thanh khoản thành tiền mặt.
Một tài sản được xem là thanh khoản, phải thỏa mãn các điều kiện: - Có thể chuyển hóa thành tiền mặt nhanh chóng.
- Với chi phí chuyển nhượng thấp. - Với giá cả thị trường hợp lý.
- Được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo (deep marker/perfect market).
Một ví dụ điển hình về tài sản thanh khoản là trái phiếu kho bạc và đương nhiên là tiền mặt thuộc loại tài sản thanh khoản nhất. Việc NH duy trì một lượng lớn tài sản có thanh khoản, một mặt giảm được rủi ro thanh khoản, mặt khác lại chịu một chi phí cơ hội lớn đó là tiền mặt khơng mang lại thu nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất khơng hấp dẫn. Hay nói cách khác, nếu một tài sản là thanh khoản sẽ mang lại thu nhập thấp; và ngược lại, nếu một tài sản mang lại thu nhập cao sẽ không thanh khoản.
Mặt khác, nếu NH duy trì q ít tài sản có thanh khoản sẽ phải đối mặt với rủi ro rút tiền gửi quá mức và các cam kết tín dụng. Tương tự, những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không mua hay khơng tuần hồn các chứng khốn do các ngân hàng có biểu hiện khơng thanh khoản phát hành. Nếu mức thanh khoản của ngân hàng là quá thấp có thể đưa NH vào tình trạng mất khả năng thanh toán, và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hiệu ứng lây lan sang các ngân hàng khác. Kết quả là, nhà chức trách đã đưa ra các quy định yêu cầu các NH phải duy tri một lượng tài sản thanh khoản tối thiểu thường xuyên (dự trữ bắt buộc).
3.2.3 Một số quy tắc quản lý thanh khoản
Quy tắc 1: Duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động của phịng nguồn vốn
và phịng tín dụng (bao gồm cả phịng đầu tư); trên cơ sở đó phối hợp hoạt động của các phòng này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thanh khoản của NH. Nếu phịng tín dụng dự định cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, thì phải thảo luận với nhà quản lý thanh khoản để có sự chuẩn bị khi khách hàng rút vốn; đồng thời nếu phịng nguồn vốn có kế hoạch tăng nguồn vốn (ví dụ thơng qua phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu) thì những kế hoạch này cũng phải được thông báo cho nhà quản lý thanh khoản NH.
Quy tắc 2: Nhà quản lý thanh khoản phải được biết trước vào bất cứ lúc nào
khi những khách hàng lớn có kế hoạch rút tiền gửi, sử dụng hạn mức tín dụng hay bổ sung tiền gửi. Điều này giúp cho nhà quản lý chủ động xử lý các trạng thái thâm hụt hay thặng dư thanh khoản phát sinh đột biến một cách hiệu quả.
Quy tắc 3: Nhà quản lý thanh khoản phải biết được một cách chắc chắn và rõ
ràng về các mục tiêu và những ưu tiên trong quản lý thanh khoản của NH. Theo truyền thống, trạng thái thanh khoản luôn được xem là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của NH trong phân bổ sử dụng nguồn vốn. Thực tế này là do NH khơng thể (nếu có thì cũng khơng đáng kể) kiểm sốt được nguồn huy động vốn (chủ yếu là tiền gửi), bởi vì việc dân chúng có gửi tiền vào NH hay khơng là do họ tự quyết định; nhưng mặt khác, NH lại có thể kiểm sốt được hồn tồn việc phân bổ sử dụng vốn của mình. Hơn nữa, theo quy định, thì NH phải duy trì dự trữ bắt buộc tại NHTW để đáp ứng nhu cầu thanh khoản; đồng thời NH phải luôn sẵn sàng để đáp ứng các trường hợp rút tiền của người gửi, phân tích cho thấy, quản lý thanh khoản và việc NH phải duy trì một lượng nhất định tài sản đã trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu của NH trong việc phân bổ sử dụng nguồn vốn.
Quy tắc 4: Nhu cầu thanh khoản và các quyết định thanh khoản phải được
phân tích một cách thường xuyên liên tục nhằm giảm thiểu những tình huống thặng dư hay thâm hụt về thanh khoản. Nếu thặng dư thanh khoản mà không được đầu tư ngay trong ngày sẽ khiến cho NH bị tổn thất về thu nhập lãi suất; trong khi đó, mọi thâm hụt thanh khoản phải được đáp ứng tức thì, không chậm trễ, nếu không NH sẽ phải chịu chi phí cao để xử lý hậu quả.