Tác động của Basel đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 54 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài 3 

2.4 Tác động của Basel đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 54 

2.4.1 Những tác động tích cực

Thứ nhất, nếu tuân thủ các chuẩn mực của Basel, hoạt động của hệ thống NHTM

Việt Nam sẽ ngày càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao hơn và tính an tồn hoạt động cũng ngày càng đảm bảo hơn và từ đó củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống NHTM Việt Nam

Từ đầu năm 2008 đến nay, thị trường tài chính biến động ngày càng phức tạp, giá vàng, ngoại tệ, giá cổ phiếu tăng, giảm bất thường. Đặc biệt là giá cả thị trường tăng cao

liên tục, lạm phát hai con số kéo dài, đời sống người dân gặp khó khăn, mức thu nhập thực tế giảm. Các tổ chức tín dụng hoạt động trong điều kiện khó khăn do biến động phức tạp của thị trường tài chính và cạnh tranh khốc liệt về lãi suất nhằm chiếm lĩnh thị trường, do vậy, rủi ro cũng vì thế mà gia tăng. Mặt khác, thực tế ở Việt Nam, khoảng cách giữa sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính với hoạt động quản trị rủi ro đang ngày càng lớn.

Thứ hai, việc áp dụng các chuẩn mực vốn mới sẽ tăng tính ổn định, hiệu quả của

hệ thống NHTM, hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Các cơ quan quản lý sẽ liên tục xem xét và đánh giá vốn an toàn của các ngân hàng cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu.

Đồng thời các cơ quan quản lý sẽ sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng giảm

xuống thấp hơn mức yêu cầu. Bằng cách đó sẽ góp phần đảm bảo an tồn tính thanh

khoản của ngân hàng, từ đó đảm bảo an tồn cho hoạt động của toàn hệ thống.

Thứ ba, việc nâng cao hệ số vốn là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực

tài chính của các tổ chức tài chính. Nếu quy mơ ngân hàng q nhỏ, thì rất dễ bị một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ. Việc thực hiện chuẩn mực vốn mới, sẽ làm gia tăng tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu trong tổng nguồn vốn. Do đó, tình trạng ngân hàng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân sẽ khơng cịn. Mặc khác, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi, sẽ có nhiều biện pháp quản lý tài sản hiệu quả hơn, tạo tính ổn định cao để khơng tạo ra những cú sốc rút tiền hàng loạt. Tính tốn chính xác nhu cầu thanh khoản của ngân hàng để thực hiện dự trữ hợp lý, không để nguồn vốn quá dư thừa gây lãng phí vốn, ảnh hưởng đến lợi

nhuận của ngân hàng. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của mình.

Thứ tư, Basel góp phần khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông

tin của hệ thống NHVN. Khi áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel, chính các

NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, cho cơng chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phịng của

mình cho các rủi ro, … Chính điều này sẽ tạo ra tính trật tự chủ động và minh bạch của

các ngân hàng và gia tăng tính an tồn cho hệ thống ngân hàng.

Ngồi ra, có thể hình thành xu thế liên kết mới để tăng sức mạnh thông qua việc

nhập nhằm tăng vốn điều lệ, đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện

đại. Từ đó tăng năng lực, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của các ngân hàng

này.

2.4.2 Những tác động không mong muốn

Những ưu điểm của Basel được thế giới đón nhận như một luồng gió mới, giúp lập lại trật tự cho hệ thống NHTM toàn cầu. Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế mới mang sẽ gây khơng ít trở ngại cho nền kinh tế của các nước mới nổi, trong đó có Việt Nam. Nhìn chung, các tác động xấu này có thể được nhìn nhận qua các điểm chính sau:

Thứ nhất, hiệp ước mới có thể sẽ khiến dịng vốn đầu tư vào nước ta giảm. Nhiều

ngân hàng của các nước mới nổi sẽ gặp khó khăn, vì việc chuyển sang áp dụng Basel là rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp ngân hàng. Đây là một thách thức lớn đối với hệ thống tài chính Việt Nam. Do

đó, việc áp dụng những hoạt động quản lý rủi ro mạnh mẽ hơn sẽ khiến nhiều ngân hàng

quốc tế e ngại hơn khi cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vay tiền.

Thứ hai, khi áp dụng chuẩn mới, có thể sẽ dẫn đến việc siết chặt nguồn vốn đầu tư

phục vụ sản xuất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc thực hiện chuẩn Basel sẽ làm cho chi phí vay tăng lên. Do đó, các ngân hàng sẽ có xu hướng hạn chế nguồn tín dụng cấp cho cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, khu vực chỉ mang lại lợi nhuận ít ỏi cho các ngân hàng. Thay vào đó, các ngân hàng sẽ quan tâm và tập trung vốn cho vay sản xuất nhiều hơn vào các doanh nghiệp lớn, mang lợi lợi nhuận cao và bền vững. Điều này, sẽ vơ tình đẩy các doanh nghiệp nhỏ vào tình trạng khó khăn.

Thứ ba, đối diện với các chuẩn mực mới của Uỷ ban Basel, các NHTM Việt Nam

đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các NHNNg với năng lực tài chính tốt hơn, cơng

nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, và có đủ

điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn mới theo thông lệ quôc tế như tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu,

trích lập dự phịng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra, hội nhập quốc tế với việc gia nhập WTO có thể mang đến rủi ro về khách hàng cho các NHTMNN. Từ 1-1-2011, các NHNNg sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng, khơng cịn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh. Vì thế, các ngân hàng nhỏ trong nước buộc phải cải tổ tồn diện, nâng cao tính thanh khoản và liên kết với nhau để tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)