Hsing (2013) Thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối tương quan giữa thị trường

2.2.1 Hsing (2013) Thị trường chứng khoán và các yếu tố kinh tế vĩ mô tại thị

thị trường Nhật Bản

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán và các nhân tố kinh tế vĩ mơ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, chỉ số thị trường chứng khốn nước ngồi ở Nhật Bản trong khoảng thời gian 1975-2009. Sản xuất công nghiệp cao hơn, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP thấp hơn, lãi suất thực tế trong nước thấp hơn hoặc lạm phát kỳ vọng thấp hơn sẽ làm tăng chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản. Chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng cũng cho thấy một mối quan hệ phi tuyến, là cùng chiều khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng tương đối thấp và là ngược chiều khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng tương đối cao. Chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ lệ cung tiền M2/GDP cũng thể hiện một mối quan hệ phi tuyến. Một tỷ lệ M2/GDP cao hơn sẽ làm tăng (giảm) các chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản nếu nó là ít hơn (lớn hơn) so với giá trị 100,87%.

Kết quả của một mối quan hệ đảo chiều giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng hoặc tỷ lệ M2/GDP là một sự khác biệt lớn với những phát hiện của hầu hết các nghiên cứu trước đây tại thị trường Nhật Bản. Mukherjee và Naka (1995) cho thấy sự gia tăng cung tiền M1 làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản. Cũng Mukherjee và Naka (1995) cho thấy sự mất giá của đồng yên làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản trong khi Choi (1995) và Ajayi và Mougoue (1996) chứng minh rằng một sự đánh giá cao đồng yên làm tăng giá cổ phiếu Nhật Bản. Nieh và Lee (2001) lại khơng tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ dài hạn giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách. Để duy trì một thị trường chứng khốn lành mạnh, các nhà chức trách cần phải giảm giá đồng yên, giảm tỷ lệ M2/GDP, và theo đuổi tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa thận trọng

phi tuyến giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ lệ M2/GDP hoặc tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng có ý nghĩa chính sách cực kỳ quan trọng. Tăng cung tiền để thích tăng hoạt động kinh tế và kinh doanh sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán miễn là tỷ lệ M2/GDP không vượt quá giá trị 100,87%. Quá nhiều cung tiền so với GDP dự kiến sẽ tăng kỳ vọng lạm phát và làm tổn hại đến thị trường chứng khoán. Mối quan hệ phi tuyến giữa chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản và tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng cũng cho thấy rằng sự mất giá của đồng yên sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Nhật Bản hơn là tác động ngược chiều, như các tác động cùng chiều của xuất khẩu sẽ cao hơn miễn là tỷ giá đó khơng thấp hơn giá trị 52.44.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)