Sirucek (2012) Các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán tại thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối tương quan giữa thị trường

2.2.2 Sirucek (2012) Các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán tại thị

tại thị trường Mỹ

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích ý nghĩa, tác động và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô được lựa chọn với chỉ số thị trường S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones. Tác giả đã xem xét lạm phát, lãi suất, cung tiền, chỉ số giá sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá dầu và tỷ lệ thất nghiệp và tác động của chúng với các chỉ số chứng khoán đã được lựa chọn tại Mỹ từ năm 1999 đến năm 2012. Giả thuyết của bài viết này là, giữa các biến số kinh tế vĩ mô được lựa chọn, cụ thể là chỉ số giá sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp, giá dầu và chỉ số Dow Jones có mối tương quan mạnh mẽ hơn giữa các yếu tố này và S&P 500. Mối tương quan sẽ được phân tích bằng cách áp dụng các phương pháp bình phương bé nhất OLS và một mơ hình hồi quy đa chiều.

Dựa trên kết quả của các mơ hình hồi quy tuyến tính được xác định bằng cách áp dụng phương pháp bình phương bé nhất OLS, các mơ hình theo dõi tác động của biến được lựa chọn trên chỉ số Dow Jones có ý nghĩa thống kê đáng kể. Mơ hình này cũng khẳng định sự đúng đắn của các lý thuyết kinh tế về tác động của nhân tố kinh tế vĩ mô tới giá cổ phiếu. Mối tương quan nghịch giữa lạm phát và giá cổ phiếu

cũng đề cập đến tầm quan trọng tương đối nhỏ của cung tiền liên quan đến giá cổ phiếu, điều này khác với kết quả của số Musilek (1997), Poire (2000), Shostack (2003) cho rằng cung tiền là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Yếu tố quan trọng nhất đối với cả hai mơ hình là lạm phát và thất nghiệp và cả hai đều có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu. Yếu tố quyết định quan trọng nhất của chỉ số S&P 500 là lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp, trong khi sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, tiếp theo là thay đổi lãi suất và giá dầu, có tác động lớn nhất trên chỉ số Dow Jones. Kết quả là, giả thuyết về một liên kết mạnh mẽ hơn của các biến "công nghiệp" và chỉ số Dow Jones đã được xác nhận. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù đây là chỉ số mang tên "công nghiệp", khu vực công nghiệp được thể hiện bằng chỉ số Down Jones chỉ bằng xấp xỉ 16% và đa số cổ phiếu là từ cơng nghệ, tài chính và người tiêu dùng lĩnh vực hàng hóa. Với các kết quả được trình bày trong bài viết này tương ứng với lý thuyết kinh tế và xác nhận mức ý nghĩa thống kê cho chỉ số Dow Jones, tác giả kiến nghị các nhà đầu tư nên sử dụng chỉ số Dow Jones để phân tích cổ phiếu trên thị trường chứng khốn Mỹ vì những lý do lịch sử lâu dài của nó và cấu trúc của nó dựa trên bình qn giá. Ngồi ra, như đã nói bởi Gobry (1996), chỉ số này được coi là chỉ số niềm tin trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 27 - 28)