Mohi-u-Din và Mubasher (2013) Sự tương tác của các nhân tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối tương quan giữa thị trường

2.2.4 Mohi-u-Din và Mubasher (2013) Sự tương tác của các nhân tố kinh tế vĩ mô

vĩ mơ trên thị trường chứng khốn tại Ấn Độ

Trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) giả định rằng lợi nhuận trên tài sản là một hàm tuyến tính của các yếu tố kinh

mỗi yếu tố được đại diện bởi một hệ số beta cụ thể cho từng yếu tố. Lý thuyết APT cho rằng lợi nhuận thực hiện trên tài sản bao gồm lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản đó vào lúc bắt đầu của một giai đoạn thời gian và các yếu tố rủi ro bất ngờ trong khoảng thời gian đó cộng với các rủi ro cụ thể của từng cơng ty.

Mục đích của các tác giả trong nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô trên thị trường chứng khốn Ấn Độ trong khn khổ lý thuyết APT. Để kiểm tra tác động của các biến kinh tế vĩ mô trên biến động giá chứng khoán trong thị trường chứng khốn Ấn Độ, sáu biến kinh tế vĩ mơ là lạm phát, tỷ giá hối đối, sản xuất cơng nghiệp, cung tiền, giá vàng và lãi suất được sử dụng như các biến độc lập. Các chỉ số thị trường chứng khoán Sensex, Nifty và BSE 100 được chỉ định như biến phụ thuộc. Các dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng được thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2012. Phân tích hồi quy được áp dụng trong bài viết này để xây dựng một mơ hình định lượng cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và chỉ số thị trường chứng khoán. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ quan trọng giữa các biến số kinh tế vĩ mô và chỉ số thị trường chứng khoán ở Ấn Độ.

Đầu tiên các tác giả thấy rằng sự tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với các chỉ số thị trường chứng khốn có sự khác nhau đáng kể. Trong khi chỉ 40% biến động của chỉ số Sensex và chỉ số Nifty có thể được giải thích bởi các biến kinh tế vĩ mô trong mơ hình thì có đến 98% biến động của chỉ số BSE 100 được giải thích.

Tiếp đó các tác giả xem xét mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng của từng biến kinh tế vĩ mơ trong các mơ hình. Trong khi chỉ có hệ số hồi quy riêng của biến tỷ giá có ý nghĩa trong mơ hình của chỉ số Sensex và chỉ số Nifty thì trong mơ hình của chỉ số BSE 100 tất cả các hệ số hồi quy riêng của các biến đều có ý nghĩa, ngoại trừ biến giá vàng.

Nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn về thị trường chứng khoán Ấn Độ nơi mà các nhân tố kinh tế vĩ mô đã được chứng minh là yếu tố

quan trọng để đầu tư vào Ấn Độ. Trong khi tỷ giá có tương quan ngược chiều với các chỉ số thị trường chứng khoán, tất cả các nhân tố kinh tế vĩ mơ cịn lại đếu có tương quan cùng chiều, kể cả biến lạm phát vốn thường được cho là mang tác động ngược chiều đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong mối tương quan với các nhân tố kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)