Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 41)

2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty ban hành theo quyết định số 349/QĐ-EVN ngày 02/06/2010, cơ cấu quản lý và điều hành của Tổng Công ty gồm:

a) Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc;

b) Các Kiểm soát viên bao gồm: 01 Kiểm soát viên trưởng chuyên trách và 02 kiểm sốt viên kiêm nhiệm (trong đó có 01 kiểm sốt viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam);

c) Các Phó Tổng Giám đốc và Kế tốn trưởng, trong đó có 04 Phó Tổng Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực cơng tác chun mơn, gồm có:

- Phó Tổng Giám đốc Thường trực kiêm Thủ trưởng Cơ quan Tổng Công ty, phụ trách công tác kỹ thuật và an toàn, bảo hộ lao động;

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh điện năng;

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng;

- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh viễn thông; d) Bộ máy giúp việc.

Bộ máy giúp việc bao gồm:

- Văn phòng và 14 Ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch, Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Danh sách được thể hiện ở sơ đồ tổ chức Tổng Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của từng Ban chức năng được trình bày ở phụ lục 2.1

- Các đơn vị trực thuộc Tổng Cơng ty gồm có: 15 Cơng ty Điện lực khu vực, 02 Ban quản lý dự án, 04 đơn vị sản xuất khác và 01 Trung tâm. Danh sách được thể hiện ở sơ đồ tổ chức của Tổng Cơng ty.

Tính đến thời điểm 31/12/2010 tổng số lao động trong tồn Tổng Cơng ty là 7.403 người. Về trình độ trên đại học và đại học: gần 2.000 người, cao đẳng: 153 người, trung cấp: 621 người, cịn lại là cơng nhân kỹ thuật và lao động phổ thông khác. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Cơng ty được thể hiện ở hình 2.1

Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Kinh Doanh Phó Tổng Giám Đốc

Xây dựng cơ bản Phó Tổng Giám Đốc Viễn Thơng & CNTT Kiểm sốt viên

Kế tốn trưởng S À I G N P H Ú T H C H L N G IA Đ ỊN H G V P T Â N T H U N B ÌN H C H Á N H B ÌN H P H Ú T Â N P H Ú T Â N B ÌN H H Ĩ C M Ơ N T H Đ C C N G IỜ T H T H M Ban Quản lý dự án Lưới điện TP.HCM Ban Quản lý dự án Nhà điều hành sản xuất Trung tâm điều độ hệ thống điẹn Công ty lưới điện cao thế TP.HCM Cơng ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM Cơng ty Viễn thơng và CNTT Cơng ty Vật tư vận tải Điện lực TP.HCM Các Công ty Điện lực Các Ban quản lý dự

án Các công ty Văn phịng Tổng Cơng ty Ban Tổ Chức và Nhân sự Ban Kế Hoạch Ban Tài chính Kế tốn Ban Kinh Doanh Ban Kỹ Thuật Ban An tồn và Bảo hộ lao động Ban Vật tư và Xuất nhập khẩu Ban Quản lý Đầu Tư Ban Quản lý Đấu thầu Ban Viễn Thông và CNTT Ban Thanh tra bảo vệ Ban Pháp chế Ban Quan hệ Quốc tế Ban Quan hệ cộng đồng C C H I

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của Tổng Cơng ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty ban hành theo quyết định số 349/QĐ-EVN ngày 02/06/2010, ta thấy quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh (viết tắt: EVN HCMC) là rất lớn được tự chủ sử dụng vốn Nhà Nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ trực tiếp giao chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy trách nhiệm của Ban Lãnh đạo Tổng Công ty rất nặng nề trong việc tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các quyền và nghĩa vụ của ENV HCMC được quy định tóm tắt như sau:

2.1.3.1. Quyền của Tổng Cơng ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh

- Đối với vốn và tài sản: có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt để thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng và các hoạt động sản xuất và kinh doanh khác, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của EVN HCMC.

- Quyền kinh doanh: được quyền tự chủ trong tổ chức, sản xuất kinh doanh các ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quyền về tài chính: được huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của EVN HCMC; vay vốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính trong và ngồi nước; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh phải thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, khơng được làm thay đổi hình thức sở hữu của EVN HCMC.

- Quyền tham gia hoạt động cơng ích: được EVN giao lại toàn bộ hoặc một phần nhiệm vụ cơng ích mà Nhà nước giao hoặc đặt hàng đối với EVN trên cơ sở hợp đồng.

2.1.3.2. Nghĩa vụ của Tổng Cơng ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh

- Nghĩa vụ về vốn và tài sản: bảo toàn và phát triển vốn EVN đầu tư tại EVN HCMC và vốn EVN HCMC tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và

các nghĩa vụ tài sản khác của EVN HCMC trong phạm vi số tài sản của EVN HCMC.

- Nghĩa vụ về kinh doanh: sản xuất kinh doanh đúng nghành, nghề đã đăng ký; đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ do EVN HCMC thực hiện theo tiêu chuẩn quy định. Thực hiện đầu tư, phát triển lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.

- Nghĩa vụ về tài chính: tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu chi, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do EVN giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với EVN và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động cơng ích: cung cấp dịch vụ cơng ích do Nhà nước và EVN giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu theo đúng đối tượng, giá và phí do nhà nước quy định. Chịu trách nhiệm trước nhà nước và EVN về kết quả của hoạt động công ích của EVN HCMC; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ cơng ích do ENV HCMC cung ứng.

Với đầy đủ quyền và nghĩa vụ như vậy người đứng đầu Tổng Công ty, chủ tịch ENV HCMC do hội đồng quản trị EVN bổ nhiệm và nhân danh hội đồng quản trị EVN thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị EVN tại EVN HCMC, đồng thời chủ tịch cũng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị EVN. Để thực hiện việc quản lý của mình Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc được trao cho nhiều quyền hạn rất lớn trong đó có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm tất cả các cấp quản lý dưới mình từ Phó Tổng Giám đốc trở xuống. Do đó để thực hiện được trách nhiệm của mình Tổng Giám đốc đã rất quan tâm đến hoạt động kiểm tra, kiểm sốt. Ngồi việc u cầu các Ban chức năng phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động của đơn vị thành viên, Tổng Giám đốc đã thành lập Phịng Kiểm tốn nội bộ để giúp mình trong việc kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động tại các đơn vị thành viên và cả các Ban chức năng.

2.2. Thực trạng về cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ tại Tổng Công Ty Điện Lực TP.Hồ Chí Minh Điện Lực TP.Hồ Chí Minh

Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh, quyền tự chủ trong quản lý và sử dụng vốn ngày càng cao. Tổng Công ty đã phải thực hiện phân cấp xuống các Công ty Điện lực quận, huyện để cùng thực hiện chức năng và quyền hạn của mình trong sản xuất kinh doanh. Tất cả nhằm mục tiêu kinh doanh hiệu quả để bảo toàn vốn đồng thời phải thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội.

Hoạt động của đơn vị càng nhiều, càng tự chủ thì sai sót xảy ra càng cao, do đó hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng cần phải được tăng cường. Với cách thức kiểm tra, kiểm soát truyền thống tại Tổng Công ty trong thời gian qua đó là các phịng/ban chức năng vừa ban hành quy trình, quy đinh, văn bản hướng dẫn để đơn vị thực hiện vừa là người đi kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đơn vị nên tính độc lập, khách quan, nghiêm túc chưa cao. Chính điều này dẫn đến sai sót ngày càng nhiều. Xuất phát từ nhu cầu thực tế Ban lãnh đạo phải cần một bộ phận độc lập với các Ban chức năng để kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động của đơn vị và cả tại các Ban nhằm ngăn chặn rủi ro sai sót. Đây là điều kiện để Phịng Kiểm tốn nội bộ được thành lập.

2.2.1. Một số tồn tại trong công tác kiểm tra của các ban chức năng đối với

các đơn vị thành viên trong thời gian qua

Việc kiểm tra của các Ban chức năng đối với các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty là cơng việc có tính chất thường xuyên. Kết quả của công tác này chưa mang lại hiệu quả ngăn chặn được các sai phạm xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng sự tham gia công tác, quan sát, nghiên cứu và phân tích về cơng tác này trong cơng tác thực tế tại đơn vị người viết xin đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm tra trong thời gian qua như sau:

- Về chức năng, nhiệm vụ của từng Ban trong Tổng Công ty quy định về công

chức năng nhiệm vụ của các Ban chức năng trong Tổng Cơng ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 1612/QĐ-EVNHCMC-TCNS ngày 31/05/2010 các Ban đã tự xây dựng cho mình chức năng và nhiệm vụ phải thực hiện trong đó có nhiệm vụ kiểm tra các đơn vị thành viên. Về việc thực hiện công việc kiểm tra như nhiệm vụ đã đề ra, tất cả trưởng đồn đều là Trưởng/phó Ban và người kiểm tra là các chuyên viên trực tiếp làm công tác liên quan. Các chuyên viên vừa là người soạn thảo văn bản hướng dẫn, theo dõi đôn đốc vừa là người kiểm tra. Do vậy tính khách quan hồn tồn khơng có và các chuyên viên không cần đến trực tiếp đơn vị cũng có thể biết được cụ thể cơng việc này như thế nào. Thực tế đã có trường hợp chuyên viên kiểm tra chỉ đến dự buổi thông báo kiểm tra đơn vị sau đó khơng kiểm tra và lập ngay biên bản kiểm tra.

- Phân tích nội dung, hình thức thực hiện công tác kiểm tra của các Ban chức

năng: từ bảng tổng hợp việc thực hiện công tác kiểm tra trong năm 2009 và năm

2010 (Phụ lục 2.2) người viết đưa ra một số nhận xét như sau:

Về nội dung kiểm tra: Chủ yếu thực hiện kiểm tra tuân thủ và các cuộc kiểm

tra liên quan trực tiếp đến khách hàng: phần lớn là các cuộc kiểm tra về công tác an toàn và bảo hộ lao động, kiểm tra về kỹ thuật, công tác kinh doanh điện và viễn thơng. Rất ít hoặc khơng có đợt kiểm tra về hiệu quả công việc, qua bảng tổng hợp ta thấy chỉ có một đợt kiểm tra trong năm 2009 của Ban Tài Chính kế tốn về kiểm tra chi phí mắc điện. Điều đó cho thấy cơng tác kiểm tra chủ yếu chỉ tập trung vào bề nỗi bên ngoài, giải quyết các công việc cấp bách về an toàn điện trong dân, nhằm tránh phiền hà, khiếu kiện. Đây cũng chỉ mới thực hiện được một phần nào mục tiêu an sinh xã hội của Tổng Công ty.

Sự phối hợp của các đoàn kiểm tra với nhau: Các đợt kiểm tra mang tính

riêng lẻ nhau rất ít có sự phối hợp thực hiện, cụ thể trong năm 2009 và 2010 chỉ có một đợt phối hợp kiểm tra của Ban vật tư xất nhập khẩu và Ban quản lý đầu tư, điều này gây mất thời gian và chi phí cho cả đồn kiểm tra và đơn vị. Bên cạnh đó các cơng việc có sự liên quan đến nhiều Ban chức năng nếu khơng kết hợp thì từng thành viên trong mỗi đồn kiểm tra sẽ khơng hiểu hết

được công việc, không thấy được tổng quát vấn đề do đó có trường hợp đối tượng được kiểm tra đùn đẩy trách nhiệm qua cho các Ban chức năng khác.

Nhận xét về các phát hiện trong kiểm tra và biên bản kiểm tra: với nội

dung và hình thức kiểm tra như trên dẫn đến nội dung phát hiện trình bày trong biên bản kiểm tra cũng rất chung. Chưa có sự phân tích rủi ro của những sai phạm. Các kiến nghị chưa thật sự sát xao chủ yếu yêu cầu: đơn vị nên tuân theo, đơn vị phải thực hiện, phải khắc phục,…chưa chỉ ra những phát hiện cụ thể, không đánh giá hậu quả, nguyên nhân của từng phát hiện.

- Tính khách quan trong cơng tác kiểm tra: Tính độc lập khách quan trong việc

thực hiện kiểm tra và kết luận kiểm tra chưa cao. Vì về cơ bản mọi người trong cùng Tổng Công ty đều phải sinh hoạt chung về công tác Đảng, Đồn, Cơng đồn, bên cạnh đó do chính sách tuyển dụng là ưu tiên các con em trong ngành. Cụ thể thông báo tuyển dụng lao động năm 2011 số văn bản 6180/TB- EVNHCMC-TCNS ngày 21/07/2011 nêu rõ trong yêu cầu tuyển dụng như sau: “Yêu cầu đối tượng dự tuyển là con ruột, con nuôi, anh/chị/em ruột của CB/CNV đã và đang cơng tác tại Tổng Cơng ty”. Do đó mối quan hệ gia đình của cán bộ trên Cơ quan Tổng Công ty và dưới các đơn vị thành viên rất nhiều. Ngồi ra cịn nhiều mối quan hệ phức tạp khác như: các cán bộ trong Tổng Cơng ty có thành lập các doanh nghiệp để cung cấp vật tư, thiết bị, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị thành viên. Điều này làm cho thái độ e dè, cả nể, không dám nói đã xảy ra. Điều đó xuất phát từ lợi ích cá nhân lớn hơn phục vụ cho lợi ích của Doanh nghiệp.

2.2.2. Sự thành lập và thực trạng về cơng tác kiểm tốn của phịng kiểm tốn

nội bộ

2.2.2.1. Quá trình thành lập phịng kiểm tốn nội bộ

Cơ sở pháp lý cho việc thành lập Phòng KTNB tại EVN HCMC bao gồm: Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 về quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà Nước và Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Nhà nước.

Đồng thời xuất phát từ nhu cầu cho công tác quản lý thực tế tại đơn vị. Phịng Kiểm tốn nội bộ (viết tắt là Phòng KTNB) thành lập vào ngày 24/12/2009 theo quyết định số 10123/QĐ-ĐLHCM-TCCB. Khi mới thành lập Phòng KTNB chỉ là Tổ kiểm toán nội bộ thành lập theo chỉ đạo của Giám Đốc Công ty tại buổi họp lãnh đạo Công ty ngày 14/12/2009. Tổ kiểm toán nội bộ trực thuộc Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh là đơn vị hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

Đến ngày 05/02/2010 cùng với việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)