TÓM TẮT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO) 1 dự phòng giảm giá chứng khoán

Một phần của tài liệu ngân hàng ngoại thương việt nam báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kế toán từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008 (Trang 28 - 29)

2.12 dự phòng giảm giá chứng khoán

Theo Thông tư 12/2006/TT-BTC do BTC ban hành ngày 21/2/2006, các tổ chức tín dụng cần lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm dự phòng rủi ro đầu tư chứng khoán) theo các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp.

Theo Thông tư 13/2006/TT-BTC do BTC ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2006 áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, các chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không lập dự phòng giảm giá. Dự phòng giảm giá cho các chứng khoán được mua bán tự do trên thị trường được lập khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách. Dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế (các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh và các đầu tư dài hạn khác) phải được lập trong trường hợp các tổ chức kinh tế này gặp thua lỗ, ngoại trừ trường hợp lỗ được dự báo trước trong kế hoạch kinh doanh trước khi đầu tư.

Theo Công văn 7459/NHNN-KTTC do NHNN ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2006 tới các tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro cho các chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sàng để bán cần được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được (giá trị thị trường) thấp hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách. Dự phòng rủi ro cho chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn được lập khi có dấu hiệu sụt giảm giá trị lâu dài. Các chứng khoán vốn chưa được niêm yết trên thị trường và trong đó Ngân hàng nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết, được phân loại vào danh mục các khoản đầu tư dài hạn khác và không thuộc phạm vi hướng dẫn tại Công văn 7459. Vietcombank trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo các quy định trên.

2.13 Các khoản đầu tư dài hạn khác

Các khoản đầu tư dài hạn khác là các khoản đầu tư vốn dưới 20% quyền biểu quyết vào các công ty chưa niêm yết. Các khoản đầu tư dài hạn khác được ghi nhận ban đầu theo giá gốc tại thời điểm đầu tư. Dự phòng được trích lập cho các khoản đầu tư dài hạn khác theo Thông tư 13.

2.14 Hạch toán cổ tức bằng cổ phiếu

Cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng bằng cổ phiếu và mua cổ phiếu theo quyền mua của cổ đông hiện hữu, các khoản cổ tức do Vietcombank nhận được bằng cổ phiếu từ lợi nhuận để lại, từ thặng dư vốn cổ phần hay từ quỹ đầu tư phát triển được ghi nhận tăng vốn đầu tư và tăng thu nhập trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Công văn số 4964/NHNN-KTTC ngày 2/6/2008 của NHNN (xem Thuyết minh 32).

2.15 Hợp đồng repo và các thỏa thuận từ hợp đồng repo

Tài sản được bán theo hợp đồng repo tại một thời điểm xác định trong tương lai không được loại ra trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản tiền tương ứng nhận được ghi nhận vào khoản mục nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại được phân bổ theo thời hạn của hợp đồng vào chi phí lãi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sử dụng lãi suất trong hợp đồng.

Tài sản được mua theo thỏa thuận để bán lại tại một thời điểm xác định trong tương lai không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản tiền tương ứng phải trả được ghi nhận vào khoản mục tài sản trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại được phân bổ theo thời hạn của hợp đồng vào thu nhập lãi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất sử dụng lãi suất trong hợp đồng.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008 cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Một phần của tài liệu ngân hàng ngoại thương việt nam báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kế toán từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008 (Trang 28 - 29)